SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 314

SƠNNAM

TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG

SĨNG CỬU LONG

từng lớp trung, phú nông sống khấm khá, nhờ ruộng tốt,
dân cần cù, tuy không có sông Hương núi Ngự, nhưng
vùng quê Nam Bộ có sông Cửu Long rộng và dài. Bờ
sông không bóng tre trúc hoặc dáng chùa chiền cổ kính
nhưng có rặng dừa nước, bần gie đóm đậu. Đặc biệt là
mức sống tương đối khá, gạo ngon, cá tươi, vườn cây ăn
trái nên nhạc lễ và nhạc cung đình Huế trở nên phóng
khoáng hơn, ít câu thúc, nhiều chỗ thoáng để nghệ sĩ
thả hồn lãng mạn “rộng đồng cho gió thổi luôn”. Tự
do trong khuôn phép, giữ nhịp điệu. Lớp nghệ sĩ nhạc
tài tử lớn tuổi, thuộc thế hệ thứ 3 của ông còn nhớ lời
chỉ giáo: “Măng phải mọc từ gốc tre. Lễ phải có nhạc”.
“Nhạc phải có đủ nhặt và khoan, trầm và bổng”. Có ai
ngờ một người ở Long An là ông Sáu Lầu (Cao Văn
Lầu) vì nghèo, thêm buồn bực về luân lý phong kiến
của gia đình đã tự lưu đầy đến tận Bạc Liêu; rồi trong
bối cảnh xa vắng ở chân trời góc biển đã cùng bạn bè
trao dồi năng khiếu, nhờ sự dẫn dắt của ông nhạc Khị
(tiếng Triều Châu, Khởi) đã ngẫu hứng đặt mô hình cho
bản Dạ cổ hoài lang, sau phát triển thành bản Vọng Cổ.

Vào những năm đầu thế kỷ XX, nhạc tài tử gốc Huế

được phổ biến mạnh, ở từng khu vực lớn nhỏ phía đồng
bằng có thể nói là hàng đêm, thường tổ chức những buổi
hòa đàn, ai muốn nghe thì tề tựu đến, với phong cách
nghiêm túc mà vui vẻ. Nhạc tài tử lần hồi được hiểu
theo nghĩa là đàn với bạn tri âm tri kỷ, nhằm “di dưỡng
tánh tình” (thư giãn). Sau ngày làm việc, giới phú nông,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.