SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 315

315

trung nông “miệt vườn” chẳng có gì là căng thẳng đầu
óc so với nhịp sống cuồng vội như ngày nay. Tôi hiểu
đây là sự bừng dậy về lòng yêu nước, nhớ nguồn! Trước
đó, đuổi thực dân nào phải chuyện dễ. Phong trào Duy
Tân (Minh Tân) thất bại, nhưng vẫn còn nuôi ý chí phục
quốc, trong thâm tâm, điền chủ và công chức thời Pháp
tiếp tục sống đề huề với giặc nhưng nhớ nước, nhờ đời
Hùng Vương xa xưa mơ hồ, nhớ triều đình Huế, lại nhớ
nhà Lê (vì Nguyễn Kim, Nguyễn Hoàng khi dấy lên đã
lấy danh nghĩa phục hồi nhà Lê), nhớ về quê xứ miền
Trung, chẳng rõ ràng ở tỉnh nào. Người từng ủng hộ
phong trào Duy Tân tự ví như Bùi Kiệm trong truyện
Lục Vân Tiên thi rớt trở về, nhưng cha là Bùi Ông lại
an ủi con.

Theo Trần Văn Khải (Nghệ thuật sân khấu Việt Nam,

soạn năm 1966) giọng Oán là giọng đặc biệt miền Nam,
đờn Oán thường dùng dây hồ tư (tục gọi dây Chinh) và
dây Tố Lan. Hai dây này do các tài tử miền Nam chế
ra vì bài Oán đầu tiên là bài Tứ Đại. Giọng Oán tuy có
hơi bi đát nhưng không kém vẻ trang nghiêm và hùng
dũng. Cũng theo Trần Văn Khải, “Người sáng chế bản
Tứ Đại là một nhạc sư kiêm thi sĩ vì kết cấu của bản
Tứ Đại giống như cách kết cấu bài thơ Đường luật”.

Hồi đầu thế kỷ, tuồng hát bội lần lần mất khán giả

(vì số người biết chữ Hán thưa thớt), khán giả không
còn thời giờ để thức nhiều đêm theo dõi. Vả lại hát bội
như cứng nhắc theo công thức, không hiện thực, ầm ĩ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.