SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 317

317

với màn cảnh rõ rệt. Trong khi ấy, tuồng hát bội chỉ
dùng ước lệ, hát liên tục không màn cảnh.

Những ban nhạc tài tử đã tìm ra lối thoát: Từ chỗ

ngồi nghiêm nghị để hát, tiến đến... hát có điệu bộ, kiểu
độc diễn. Các học sinh Trung học đã biết, vào dịp bãi
trường, phát phần thưởng, các giáo viên mô phỏng kiểu
“récital”, tạm dịch là ca ra bộ. Thí dụ như bài ngụ ngôn
Con chó sói và con cừu của La Fontaine được một học
sinh vừa diễn xuất với điệu bộ của con chó sói, rồi đổi
giọng, nhại theo giọng con cừu.

Với bản Tứ Đại, thử nghiệm hai nhân vật trình diễn.

Bùi Ông và Bùi Kiệm khi ca lại đệm thêm những lời
nôm na đối đáp cho có vẻ hiện thực (nay là miền quê
thỉnh thoảng vẫn còn kiểu một người ca Vọng cổ, nửa
câu, trong lúc chờ nhịp thì để lấp vào khoảng thời gian
chết, chỉ có đàn thì người trong cử tọa giả vờ hỏi: “Rằng
làm sao nữa anh Hai? Cảm động quá. Uống thêm một
ly cho vui anh Hai...”).

Trình bày dông dài để thấy sự thành hình của cải

lương tuy diễn biến nhanh nhưng đã dò dẫm từng
bước, để rà soát xem có gì sống sượng, không hợp
tình hợp cảnh chăng? Về sự ra đời của tuồng hát cải
lương, có lẽ ta đồng ý với Vương Hồng Sển là lấy buổi
trình diễn chính thức, xem như là dạng công chứng về
mặt dư luận, với nhà nước Pháp vào đêm 11 tháng 11
dương lịch 1918; nội dung ca ngợi sự hợp tác Pháp
Việt, Hoàng tử Cảnh được Bá Đa Lộc đưa sang Pháp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.