SƠNNAM
TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG
SĨNG CỬU LONG
chiêng trống. Thực dân Pháp đến, từ năm 1900 đã khai
trương Nhà hát Tây, với kiến trúc lạ, thêm cách bố trí
chỗ ngồi, diễn tuồng loại ca nhạc kịch, tuồng ngắn gọn
trong vài tiếng đồng hồ, chia ra từng màn. Thêm trang
trí bối cảnh nhà cửa, vườn tược, với dụng cụ bàn ghế
khá linh động, có màu sắc, thay đổi.
Nhiều công chức, điền chủ thử xem “hát Tây”, thấy
gọn gàng, khoa học hơn hát bội, thích hợp với nhịp sống
đô thị. Họ nghĩ đến việc cải cách hát bội cho hợp thời,
khoa học hơn, đặc biệt là nội dung ca ngợi sự tự do cá
nhân. Trước tiên là hình thức, cấu trúc của vở tuồng.
Phải mô phỏng theo những kịch bản mà Pháp đã diễn
ở Sài Gòn, những vở kịch mà giới công chức từng học
ở trường Pháp - Việt.
Cốt tuồng đã có sẵn, nhưng thể hiện với nhạc nào?
Nhạc tài tử lúc bấy giờ là nguyên liệu tốt, thích hợp,
so với những bài hát Nam, hát Khách, Tẩu mã. Y phục
không còn là vấn đề nan giải. Cái khó là dàn dựng có
từng màn, có cảnh, lại nghỉ giải lao. Lại thêm phần
quảng cáo, ghi giá vé, có phát bản tóm tắt nội dung vở
hát nhằm doanh thâu.
Bấy giờ, phong trào nhạc tài tử lên cao, phải chăng
đó là một phương tiện tốt, hợp thời trang để giãi bày
tâm sự cá nhân của nhân vật. Dàn nhạc tài tử không quá
ồn ào với kèn trống, chập chõa.
Chất liệu, vật tư đã tạm đủ nhưng cần sự dàn dựng,
cần một “kiến trúc sư”. Đã có kiểu dàn dựng của Pháp,