313
người trung được thưởng. Với nông nghiệp phát triển,
đình làng khang trang hơn, thường cất ở gần bờ sông
rạch để đồng bào dễ tới lui, ghe hát di chuyển dễ dàng.
Lắm khi vì đời sống khó khăn, nhiều cô đào, anh kép
đành bỏ nghề, sẵn năng khiếu nên đặt ra nhiều bài hò,
bài vè, chép ra chữ thì thô thiển nhưng diễn xướng lên
nghe vui. Lại còn những lý, hò, bài chòi từ miền Trung
đưa vào, trình diễn lúc cấy, gặt, chèo ghe, lời lẽ bình
dân, lắm khi dùng cách ngôn chữ Hán để lấy vần, hoặc
điển tích trong tuồng hát bội (dốt hay nói chữ).
Bên cạnh hát bội, nhạc cung đình do nho sĩ, nhạc
công từ Huế vào, buổi đầu được dạy cho con cái gia đình
khá giả. Nhạc cung đình đã mang tính chất dân gian từ
Huế sẵn có, có lẽ từ đời Nguyễn Phúc Chu với kinh tế
thị trường manh nha, nhờ cảng Hội An.
Lại còn một số bài bản từ Huế đưa vào để sử dụng
dịp tế thần, dịp đám tang, gọi “nhạc lễ”.
Khi vua Hàm Nghi xuất bôn (1855), một nhạc quan
là Nguyễn Quang Đại của nhà Nguyễn vì hoàn cảnh bất
đắc dĩ đã phiêu bạt vào Sài Gòn rồi lần dò đến vùng Cần
Đước (Long An) được đồng bào ưu ái, mời dạy nhạc.
Trước đó, đã có nhạc lễ, nhưng Nguyễn Quang Đại dốc
lòng giúp đỡ rà soát bài bản rồi lần hồi trong bối cảnh
mới, đã nâng lên một mức. Người ở miền Đông Nam
Bộ, ở Sài Gòn (vùng Tân Định), ở Long An tôn ông
làm Hậu tổ nhạc tài tử, vì kỵ húy nên gọi ông Tám Đợi
(Đại), nay có bài vị thờ tại đình làng Vạn Phước. Với