35
động khá đông, từ Hóc Môn, Bà Điểm. Dân công phía
Cần Giuộc, Gò Công, do Trương Định đưa lên. Trong
khoảng non hai năm trời, quân Pháp và quân Việt Nam
lo bố trí căn cứ, gườm nhau, tranh thủ thời giờ, thỉnh
thoảng xảy ra những trận đánh du kích lẻ tẻ. Những hình
vẽ của người Pháp thời 1860-1861, cho thấy lũy đất cao
chạy dài giăng giăng, trong và ngoài lũy có nhiều cây
cổ thụ, rải rác nhiều nấm mộ. Nhiều chòi canh bố trí
trên cao, ban ngày treo cờ, ban đêm có lẽ đốt lửa làm
hiệu báo động.
Trong khi ấy, giặc Pháp đến với khối lượng nhỏ,
tạm trú tại Trường Thi ngày xưa. Chúng chiếm các
chùa miếu, khá kiên cố, để đóng đồn. Dãy đồn này dọc
theo đường Võ Văn Tần, Nguyễn Trãi bây giờ, vào
Chợ Lớn, đóng trên đồn ở gò đất Cây Mai, nơi các thi
sĩ thời xưa tụ họp lại để ngâm thơ, bên gốc những cây
mai trắng, khá to, chung quanh là đồng ruộng, với ao
sen. Vài cuộc đụng độ xảy ra, quan trọng nhất là vụ
tên đại úy Pháp Bạc-bê bị nghĩa quân phục kích tại góc
ngày nay là Võ Văn Tần và Cách Mạng Tháng Tám.
Hắn bị giết tại trận.
Trong dân gian, mãi đến nay còn đồn đại nhiều sự
việc nửa hư nửa thực:
- Nghĩa quân từ các tỉnh đến chi viện đã chở theo
nhiều trái mù u, loại trái tròn và cứng, cây mù u mọc
hoang trong vườn. Đoán chừng con đường hành quân
của giặc, ta đến khiêu khích, rồi tháo chạy. Giặc rượt