37
bán ra lúa gạo, heo, đậu bắp, bò còn sống (bò thịt) mà
chúng thâu mua với giá rẻ.
Vài tháng sau, nhờ viện binh từ Trung Hoa trở về,
giặc mở cuộc tấn công đại đồn Phú Thọ (gọi lũy Chí
Hòa) với lực lượng hùng hậu.
Nhiều cỗ trọng pháo được kéo đến, do lừa và ngựa
giống to con, mua từ Ai Cập. Như vậy cần số dân phu
khá đông để mua thức ăn cho ngựa, mang cỏ ra tận mặt
trận. Việc di chuyển của địch khá chậm chạp, dò dẫm,
sợ bị phục kích. Địch gom quân vào Cây Mai, Chợ
Lớn. Thay vì đánh lên từ Sài Gòn, chúng đi theo hình
vòng cung, về phía Cầu Tre, rồi bọc xuống hành dinh
của tướng Nguyễn Tri Phương, dọc đường, chúng nghỉ
đêm tại vị trí nay là Gò Mây, gần Bàu Cát.
Hôm sau, chúng tấn công thẳng vào hành dinh. Thời
bấy giờ, máy ảnh còn thô sơ cồng kềnh, ký giả theo mặt
trận quen sử dụng ngòi bút sắt để vẽ lại, rất khéo. Ta
còn thấy những tranh vẽ lính Pháp, khi dàn trận. Chúng
bố trí theo đội hình xưa bên châu Âu. Lính gom lại từng
hàng, đơn vị nhỏ xếp lại theo hình vuông.
Kiểu bố trí hình vuông này thuận lợi, vì có thể day mặt
bốn phía, khi ta chưa đến gần vì chúng nổ súng trước.
Giặc nã trọng pháo, kiểu đặt trên bánh xe, do ngựa kéo.
Trọng pháo của chúng có sức tàn phá tầm xa. Trong khi
ấy, kiểu súng thần công của triều đình ta quá xưa, chỉ
có thể bắn tầm gần, vả lại, về kỹ thuật, bắn mười phát
thì nổ đạt hiệu quả có đôi ba phát.