SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 38

SƠNNAM

GIỚI THIỆU

SĐI GÌN XƯA

Biết quân sĩ ta phần lớn dùng gươm giáo nên địch

cứ lánh xa. Binh sĩ ta tràn tới thì chúng bắn tỉa, từ xa.
Nếu để ta đến gần, đánh cận chiến, kiểu xáp lá cà thì
gươm giáo có hiệu quả hơn, chúng sẽ thua khi dùng
sức người mà đánh với người Việt cảm tử, giàu lòng
yêu nước.

Hành dinh của ta mất vào tay địch.
Ký sự của người Pháp lúc bấy giờ mô tả:
- Nguyễn Tri Phương là vị tướng can đảm: ông ngồi

trên nóc thành, khá cao, có hai cây lọng che. Ngồi bình
tĩnh để quan sát chiến trận đang diễn biến. Người Pháp
cứ nhắm ngay mục tiêu hai cây lọng ấy để nã trọng pháo,
khiến ông bị thương nặng.

Làm sao Pháp hiểu được lối đánh giặc của người Á

Đông thời trước. Bình tĩnh ngồi để hứng đạn là thái độ
“cố trì”, nhằm động viên quân sĩ. Tướng còn đây thì
quân sĩ không được chạy! Vài sĩ quan Pháp nhìn nhận:
“Quân sĩ Việt Nam bị thương được tải ra, không nghe
ai rên siết, quả thật họ chịu đựng nỗi đau đớn theo kiểu
Á Đông”. Người nước ngoài đến xâm lược chưa hiểu
được truyền thống can đảm của dân Việt khi đền nợ
nước. Hy sinh là sự thường.

Giặc mở cảng Sài Gòn, đánh vùng Mỹ Tho rồi 6

năm sau, chiếm nốt ba tỉnh phía tây Nam Bộ. Thực dân
hy vọng lấy Nam Bộ làm hậu cứ để đánh ra Bắc, rồi ra
Trung, chiếm kinh đô Huế. Trước đó, chúng đã đi ngược
dòng sông Tiền, chiếm nước Cam Bốt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.