3
Ý niệm đầu tiên về tân giáo dục có từ thế kỷ 18, trong cuốn “Emile” của J.J.
Rousseau. Rồi tới Pestalozzi, người Thụy Sĩ viết cuốn “Comment Gertrude
instruit ses enfants” để cải cách nền giáo dục cũ; nhưng mãi đến cuối thế kỷ
trước, tân giáo dục mới bắt đầu phát triển nhờ nhiều nhà giáo tận tâm và đa
tài. Ta nên nhận điều này là những nhà giáo mở đường đó phần đông không
xuất thân ở một trường sư phạm, không bị uốn nắn theo những qui tắc cổ,
nên họ có được nhiều tư tưởng mới. Cách dạy của họ có nhiều chỗ tiểu dị,
nhưng người nào cũng yêu trẻ, hết sức nghiên cứu tâm lý trẻ, và kết quả đều
tốt đẹp.
Tôi không thể kể hết cách dạy của từng nhà được, phải hàng ngàn trang mới
đủ; chỉ xin tóm tắt phương pháp của vài nhà có tên tuổi nhất:
• Ông John Dewey, theo chủ nghĩa thực dụng đề xướng thuyết Học bằng
đời sống và trong đời sống. Năm 1896, ông thí nghiệm một lớp học mới,
cho trẻ tự lựa lấy mục đích hoạt động của chúng, tự tìm lấy phương tiện, tự
giải quyết mọi khó khăn để đạt mục đích ấy. Ông chỉ giữ chức vụ chỉ dẫn
trẻ khi trẻ hỏi ông điều gì và tập cho trẻ rút kinh nghiệm thành bài học.
Chẳng hạn, trong tỉnh mới mở một tiệm bán sách, ông đề nghị với trẻ cũng
mở một tiệm bán sách trong sân trường. Nếu chúng hăng hái tán thành thì
ông giúp chúng thực hành. Lựa chỗ nào? Mua những gì về bán? Hàng hóa
cất ở đâu? Giữ gìn hàng hóa cách nào? Giá cả định ra sao? Công việc nào
giao cho ai? Giữ sổ sách ra sao?... Trong ba bốn tháng, trẻ luôn luôn nhận
xét, điều tra, suy nghĩ, tìm tòi, rồi em thì học cách đóng bàn, em thì học
cách quảng cáo, em học toán, em học giữ kho... Có biết bao cơ hội để học
rồi thực hành liền để tập sống chung, đoàn kết, tương trợ.
Thí nghiệm của ông có ảnh hưởng rất lớn ở Mỹ, nhưng ta phải nhận rằng