SĂN SÓC SỰ HỌC CỦA CON EM - Trang 126

phương pháp ấy dùng để bổ túc nền giáo dục thì rất nên, chứ chuyên dùng
để dạy trẻ thì không đủ. Có nhiều điều cần biết về Sử ký, Địa lý, Toán học...
mà trẻ không thể học bằng cách quá thực tiễn ấy được.

• Cũng ở Mỹ, cô Helen Parkhurst và ông Washburne tuy vẫn theo chương
trình của chính phủ mà để trẻ lập lấy chương trình học trong tháng hoặc
trong tam cá nguyệt. Người ta họp trẻ thành từng nhóm về mỗi môn, tùy
theo sức học của mỗi em, hễ kém về môn nào, mỗi nhóm có thể tự ý để
thêm thì giờ vào môn đó.

• Bà Montessori, một y sĩ Ý, chuyên trị các trẻ tàn tật và nghiên cứu cách
dạy trẻ mẫu giáo. Qui tắc của bà là phải trọng luật phát triển của trẻ về cơ
thể và tinh thần.

Bà đặt trẻ trong những hoàn cảnh rất thuận tiện rồi để chúng tự do phát
triển. Mỗi trẻ có bàn ghế riêng. Đồ chơi và học cụ rất nhiều. Trẻ lớp mẫu
giáo
muốn chơi món gì thì chơi, học bài gì thì học, học một mình hoặc rủ
bạn học chung cũng được.

Đồ chơi bà sáng chế ra tài tình, tập cho trẻ vận dụng cả cơ thể lẫn tinh thần.
Chỉ tiếc những đồ chơi ấy đắt tiền quá nên nhiều người cho phương pháp
của bà có tính cách trưởng giả. Trường nào áp dụng phương pháp
Montessori mà không có đủ đồ chơi và học cụ thì chắc chắn là thất bại.

• Ở Bỉ, bác sĩ Decroly cũng như bà Montessori, chủ trương trọng sự tự do
và luật phát triển tự nhiên của trẻ; ông đề xướng lối tổng quát để dạy trẻ tập
đọc (coi chương V, đoạn 5) và thuyết trung tâm hứng thú. Theo thuyết này,
trường học nên lựa một số ý chính để dạy trong một thời gian khá lâu
(chẳng hạn một tháng) rồi gom những đầu đề nho nhỏ chung quanh những ý
chính đó. Những ý này thành như những trung tâm và phải liên lạc trực tiếp
với đời sống hiện thời của trẻ để cho trẻ thích: do đó phương pháp có tên là

trung tâm hứng thú.

[27]

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.