2
Tâm lý của trẻ càng khó hiếu, ta càng phải thận trọng và luôn luôn nhớ lời
[1]
“Đừng coi trẻ như một người lớn thu nhỏ lại hoặc thiếu thông minh. Tuổi
thơ là tuổi dự bị thành người lớn và một bản năng bí mật thúc đẩy trẻ làm
tất cả những cái gì cần thiết để thành người lớn”.
Trước hết, ta phải biết cơ thể chúng phát triển ra sao.
A. Binet
[2]
đã lập một bảng cho biết trung bình, một đứa nhỏ mấy tuổi thì
cao bao nhiêu, nặng bao nhiêu. Tôi không chép bảng đó tại đây vì trẻ con
Việt khác trẻ con Pháp rất xa. Vả lại, bẩm sinh ra có trẻ cao, có trẻ lùn, có
trẻ mập, có trẻ ốm, không thể theo đúng những số trung bình trong bảng
được.
Bạn chỉ cần nhớ những điều này là sự phát triển của trẻ phải đều đều. Nếu
trong một thời gian nào đó, chiều cao hoặc sức nặng của trẻ bỗng nhiên
ngưng lại thì phải để ý ngay đến sức khỏe của chúng.
Có khi chiều cao và sức nặng vọt lên, trẻ mau lớn như thổi, hình dáng thay
đổi ít nhiều, bộ thần kinh như rối loạn, tính tình hóa quạu quọ, ăn ít dễ mệt,
hay nằm, ngủ nhiều... lúc đó là lúc phát dục của trẻ, ta nên ôn tồn với
chúng, cho chúng nghỉ ngơi, uống thuốc bổ. Thời phát dục quan trọng nhất
của trẻ là tuổi dậy thì.
Ta lại phải nhờ lương y xét tai, mắt và cơ quan hô hấp của trẻ xem có tật
không. Nếu có thì ta đừng ngạc nhiên mà thấy trẻ học không tấn tới.