4
Ông Ad. Ferriere, trong cuốn “Sửa đổi trường học” (Transformons 1’école)
chia từ 7 đến 18 tuổi làm bốn thời kỳ.
-Từ 7 đến 9 tuổi, các em để ý đến những vật hiện có ở chung quanh và chỉ
hiểu những cái gì có ích lợi thiết thực.
-Từ 10 đến 12 tuổi, trẻ đã biết để ý đến nhũng vật xa cách chúng trong
không gian và thời gian, nên thích sử ký, địa lý, du ký, nhưng vẫn chỉ chú
trọng đến phương diện thiết thực.
-Từ 13 đến 15 tuổi, các em mới bắt đầu hiểu những cái trừu tượng giản dị.
Tuổi đó, người ta có thể bắt đầu dạy văn phạm, vật lý học, hóa học và
những cách phân loại.
-Từ 16 đến 18 tuổi, thiếu niên thích những trừu tượng rắc rối hơn như sinh
lý, tâm lý, triết lý, tôn giáo, chính trị, kinh tế...
[3]
Hết thảy các nhà tân giáo dục đều chú ý đến luật phát triển tinh thần đó để
tùy tuổi mà lập chương trình, định phương pháp.
Trẻ mới 9 tuổi, chưa biết phân tích mà dạy phân tích mệnh đề thì chỉ là
công dã tràng. Trái lại, trẻ từ 5 tuổi, đương ở trong tuổi tập nói, tuy chưa
biết suy nghĩ, tìm mối liên lạc giữa các ý, nhưng ký tính rất mẫn tiệp và
chuyên nhớ bằng tai, mắt, bằng cử động mà không cho trẻ học nhiều dụng
ngữ, tập viết và tập đọc thì thật là có tội với chúng. Ta làm cho chúng bỏ
phí thời gian và sau này, muốn học những môn đó sẽ khó nhọc và lâu nhớ.
Tôi đã thấy một em nhỏ thông minh trung bình, sinh trong một gia đình văn
học, chỉ vì học quá trễ, 8 tuổi mới ê a vần quốc ngữ, mà lớn lên vẫn chưa
thuộc bảng cửu chương, viết và đọc rất chậm.