SĂN SÓC SỰ HỌC CỦA CON EM - Trang 24


Cũng may là trường hợp của em đó ít khi xảy ra. Song phần đông phụ
huynh học sinh lại mắc cái lỗi trái hắn, lỗi “nhóm lúa cho mau lớn”. Chắc
bạn còn nhớ câu chuyện Mạnh Tử kể? Một anh chàng nọ mới cấy lúa được
vài ngày, sáng ra thăm ruộng, không thấy lúa mọc cao thêm được chút nào,
nóng ruột, nắm cây lúa kéo lên một chút, hôm sau lại kéo lên chút nữa, ba
bữa lúa chết khô hết.

Chúng ta khen Mạnh Tử là khéo đặt chuyện mà không ngờ hiện nay trong
giới phụ huynh học sinh, mười người thì có hai, ba người làm công việc
nhóm lúa vô ý thức ấy.

Trẻ chỉ vừa đủ sức theo chương trình thì người ta bắt chúng nhảy lớp, học
ngày học đêm đến nỗi xanh xao, loạn óc, mỗi ngày một thụt lùi, sau phải
phá ngang.

Có trẻ, ông giáo bảo phải ở lại, mà phụ huynh cứ nhất định nằng nặc xin
cho lên lớp, rồi hạ giọng: “Cháu nó bảo nếu phải ở lại thì nó sẽ vô bưng vì ở
ngoài này mắc cỡ với bạn bè lắm”. Không biết có phải người ta muốn dọa
ông thầy không?

Ông thầy, một người có lương tâm, vì cái lợi của trẻ mà cương quyết giữ ý
mình. Người ta không hiểu ông, sinh lòng oán ông, cho con thôi học. Sau
em đó lên Sài Gòn chứ không vô bưng, học sao không biết mà thi bằng
Thành Chung và bằng Trung học đệ nhất cấp luôn ba năm, rớt cả tám kỳ!

Rồi biết bao gia đình bắt trẻ học một năm hai lớp, biết bao trường học
quảng cáo rầm trên mặt báo là dạy chương trình Thành Chung trong hai
năm.

Tôi vẫn biết có những vị thấy con đã lớn tuổi mà học trễ, sinh nóng lòng;
tình cảnh của những vị ấy cũng đáng ngại. Tôi vẫn biết có những trẻ học tới
lớp nhất rồi tản cư, 18 tuổi mới về thành tiếp tục học lại, hăm hở học để
đuổi kịp các bạn cũ; chí của các em đó thực đáng khen. Song óc của người
ta không phải như cái máy cưa, một giờ cưa được 10 tấm ván, thì mỗi ngày

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.