hoạch hay triển vọng trong tương lai.
5. Những thông báo về các dự án đầu tư hay rút vốn đầu tư sẽ không được tiết lộ cho đến khi
những dự án này chính thức được Ban Giám đốc thông qua.
Nếu chính quyền địa phương hay chính phủ cần được tham vấn trước về một dự án đầu tư,
cần thiết phải thực hiện việc thông báo trước. Trong những trường hợp này, cần nhấn mạnh
những giới hạn của thông tin tại thời điểm trao đổi. Ví dụ, những thông tin về thời điểm
triển khai hay hoàn tất các dự án sẽ phải được cung cấp khi đã tính đến các trường hợp phát
sinh ngoài dự kiến.
6. Không nên có bất kỳ công bố nào về các cuộc đàm phán, ví dụ như thỏa thuận nhượng
quyền, thỏa thuận hợp tác với những công ty khác trước khi những cuộc đàm phán này kết
thúc thành công; và khi công bố, hình thức công bố phải được các bên có liên quan thống
nhất.
7. Các cơ hội quảng bá sẽ do bộ phận PR của tập đoàn xác định và tiến hành khai thác sau
khi được Ban Giám đốc phê duyệt.
8. Khi thuê dịch vụ tư vấn PR bên ngoài, dù là quy mô lớn hay nhỏ, các bộ phận, đơn vị trực
thuộc và phòng ban của tập đoàn nên xác định rõ những điều kiện liên quan đến vai trò của
họ, nếu cần thiết hãy tham vấn bộ phận PR của tập đoàn.
Trong mọi trường hợp, các nhà tư vấn dịch vụ không được phép thay mặt Pilkington đưa ra
những nhận xét công khai, hoặc tiến hành vận động trên danh nghĩa của Pilkington mà
không thông qua bộ phận PR của tập đoàn.
9. Khi tình huống buộc phải tiến hành những hành động nằm ngoài các quy định này thì đòi
hỏi phải có sự chấp thuận của Chủ tịch hay Phó Chủ tịch, và phải thông qua bộ phận PR của
tập đoàn.
1. Các phòng ban, đơn vị trực thuộc và bộ phận chức năng đều phải báo cáo và
tham vấn qua bộ phận PR của tập đoàn trong mọi trường hợp có liên quan đến
các quy định này.
Những quy định này không nhằm mục đích hạn chế các hoạt động PR thuộc bộ phận tiếp thị
có liên hệ với bộ phận PR của tập đoàn.
Hình 3.1: Chính sách PR doanh nghiệp của tập đoàn Pilkington.
Một khi đã xác định các lĩnh vực hoạt động thì việc lập kế hoạch và quản lý các hoạt động cụ
thể sẽ trở nên dễ dàng hơn.
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN XÁC ĐỊNH TRONG KHI HOẠCH ĐỊNH
Quá trình hoạch định sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều khi bạn biết phân chia công việc
thành những mục nhỏ hơn để dễ xử lý. Trước khi tiến hành hoạch định, bạn nên đặt ra 5 câu
hỏi sau:
1. Tôi muốn đạt được điều gì? (Mục tiêu của tôi là gì?)
2. Tôi muốn nói với ai? (Ai là đối tượng công chúng của tôi?)
3. Tôi muốn nói điều gì? (Tôi muốn truyền đạt thông điệp gì?)
4. Tôi sẽ nói điều đó như thế nào? (Tôi sẽ dùng cách nào để truyền đạt thông điệp của mình?)
5. Làm thế nào để biết tôi đã làm đúng? (Tôi sẽ đánh giá công việc của mình như thế nào?)
Và mục đích của hoạt động này là tác động đến hành vi, bao gồm cả hành vi của tổ chức lẫn
công chúng.
Để trả lời những câu hỏi này, có hai yêu cầu cần quan tâm:
Thông tin: Nghiên cứu và phân tích cẩn thận tất cả thông tin cần biết về nhiệm vụ đang triển
khai.
Chiến lược: Sử dụng thông tin đó để xác định những nguyên tắc chỉ đạo và động lực chính
của chương trình.
Một khi đặt sự quan tâm đúng mức đến hai yêu cầu này thì chính bạn sẽ tìm ra phương pháp
đánh giá tính hiệu quả của hoạt động PR mà mình đang thực hiện.