7. CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN THUẬT
CHỌN ĐÚNG CHIẾN LƯỢC
Thiết kế chiến lược cho một kế hoạch hay chiến dịch là phần việc khó nhất trong quá trình
hoạch định. Một chiến lược thích hợp sẽ làm cho mọi việc có liên quan được triển khai một
cách trôi chảy.
Thay vì lập ra một chiến lược mạch lạc và chặt chẽ, các chuyên viên PR thường lao thẳng vào
công tác hoạch định chiến thuật với câu hỏi "Chúng ta sẽ làm gì?", chứ không chịu suy nghĩ
thật cẩn thận về cách thức hình thành chương trình tổng quát. Kết quả là họ thường lãng phí
nguồn lực vào những nỗ lực vụn vặt, không tập trung, thiếu định hướng nền tảng và động lực
thúc đẩy toàn bộ chương trình.
Chiến lược có thể áp dụng vào những chương trình tổng quát cũng như những hoạt động đơn
lẻ. Chiến lược rất quan trọng vì nó sẽ tập trung các nỗ lực cần thiết, đạt được kết quả mong
muốn và hướng đến tương lai dài hạn.
CHIẾN LƯỢC LÀ GÌ?
Chiến lược là cách tiếp cận tổng quát đối với một chương trình hay chiến dịch. Đó là chủ đề
hay yếu tố điều phối, là nguyên tắc hướng dẫn, là ý tưởng lớn, là nguyên nhân sâu xa đằng sau
một chương trình chiến thuật.
Chiến lược được quy định bởi những vấn đề phát sinh rút ra từ sự phân tích các thông tin mà
bạn đã thu thập được. Nó khác với các mục tiêu, và phải được hình thành trước các chiến
thuật. Nó là nền tảng để xây dựng chương trình chiến thuật. Chiến lược có thể thúc đẩy bạn
chuyển đổi từ vị thế hiện tại sang vị thế mà bạn mong muốn. Đôi khi ta có thể gọi chiến lược là
"ý tưởng lớn". Đôi khi, nó là một ý tưởng lớn - nó có thể là một khái niệm bao trùm mọi khía
cạnh trong hoạt động. Đôi khi nó không phải là ý tưởng lớn, và bạn không nên quá lo lắng khi
bạn không thể đưa ra được ý tưởng lớn.
Một ví dụ về chiến lược và chiến thuật hết sức rõ ràng được thể hiện trong cuộc chiến tranh
của lực lượng đồng minh chống lại Iraq khi nước này chiếm đóng Kuwait:
Mục tiêu: đánh đuổi quân Iraq ra khỏi Kuwait
Chiến lược: theo tướng Colin Powell, là chia tách quân Iraq và tiêu diệt
Chiến thuật: điều quân trên bộ theo thế gọng kìm để chia tách quân Iraq, ném bom rải thảm,
tác chiến theo đơn vị, cắt cầu...
Những ví dụ khác về mối quan hệ giữa mục tiêu, chiến lược và chiến thuật được thể hiện
trong bảng sau:
Ví dục 1 (mục tiêu đơn lẻ, chiến dịch
ngắn hạn
Ví dụ 2 (chương trình định vị chiến lược dài hạn)
Mục
tiêu
Quảng bá sản phẩm hay dịch vụ mới
Thiết lập nhận thức về người dẫn đầu thị trường
Chiến
lược
Triển khai chiến dịch quan hệ với giới
truyền thông
Định vị để trở thành tiếng nói thẩm quyền trong ngành
Chiến
thuật
Họp báo, Thông cáo báo chí, Phỏng vấn,
Tổ chức các cuộc thi, Quảng cáo...
Báo cáo nghiên cứu, Tài liệu quảng bá có chất lượng, Quan hệ truyền thông, Diễn
đàn trao đổi thông tin, Diễn đàn ngành, Chương trình trao giải thưởng...
Tóm lại, chiến lược là cách thức bạn sẽ đạt được mục tiêu đã vạch ra, còn chiến thuật là
những điều cụ thể mà bạn sẽ triển khai để đạt được mục tiêu đó. Đối với những chương trình
lớn có nhiều yếu tố phức tạp như quan hệ cộng đồng, quan hệ nhân viên và quan hệ khách
hàng, bạn sẽ có một chiến lược cho mỗi phần trong chương trình.