SÁNG TẠO CHIẾN DỊCH PR HIỆU QUẢ - Trang 54

coi là lỗi thời và điều này đã được nhận diện trong cuộc nghiên cứu trước đó.

2. Xác định nội dung có thể thay đổi những quan điểm đó. Trên thực tế, nếu sản phẩm của

bạn đã được nâng cấp đáng kể, bạn nên thể hiện điều đó một cách rõ ràng và rộng khắp.

3. Nhận diện những yếu tố thuyết phục. Cách tốt nhất để làm điều này là triển khai công

việc dựa trên các dữ kiện. Ví dụ, công ty bạn đang triển khai những kế hoạch đầu tư rất lớn để

nâng cấp nhà máy. Song song đó là việc áp dụng một loạt sáng kiến công nghệ mới. Hay bạn

vừa giành được một giải thưởng sáng tạo gần đây. Tất cả những dữ kiện này đều có thể trở

thành bằng chứng cho thấy quan điểm cũ đã lỗi thời.

4. Đảm bảo rằng các thông điệp đều đáng tin cậy và có thể chuyển tải thông qua hoạt

động PR. Cũng có thể cần đến quảng cáo hay thư tín trực tiếp để truyền đạt một thông điệp PR.

Về bản chất, thông điệp có thể mang tính khái quát. Đôi khi, nó còn tạo nên một nguồn lực

thúc đẩy cho toàn thể doanh nghiệp. Ta có thể dễ dàng nhận thấy điều này qua những câu khẩu

hiệu quảng cáo hay những dòng chữ đi kèm tên công ty. Ví dụ, Peugeot với câu "The lion goes

from strength to strength, tạm dịch là Con sư tử đi từ điểm mạnh này đến điểm mạnh khác".

Thông điệp này thể hiện sự phát triển, tăng trưởng và thành công không ngừng của công ty.

Những thông điệp tổng quát này thường được củng cố bằng những thông điệp phụ rất cụ thể,

nói lên một thông tin hay dịch vụ cụ thể mà tổ chức muốn quảng bá.

Ví dụ, bên cạnh thông điệp chính trong cam kết của mình đối với cộng đồng địa phương,

Royal còn có một số thông điệp phụ minh họa cho thông điệp chính như "Royal Mail quan tâm

đến cộng đồng", "Royal Mail quyên góp từ thiện", "Royal Mail là nhà tài trợ các sự kiện, tổ chức,

con người và những sáng kiến có thể đóng góp tích cực cho cộng đồng", hay "Royal Mail là một

công ty có đạo đức và trách nhiệm".

Dĩ nhiên, điều quan trọng là các thông điệp không được mâu thuẫn nhau vì mọi người có thể

thuộc về nhiều nhóm công chúng khác nhau. Các thông điệp có thể có những sắc thái khác

nhau, nhưng tác động thúc đẩy chung của thông điệp phải tương hợp với nhau.

CÁCH TRÌNH BÀY THÔNG ĐIỆP

Sự thống nhất của một thông điệp bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố và điều này xác định

tính nghiêm túc của một thông điệp như sau:

Hình thức: Thông điệp được chuyển tải như thế nào? Có hay không những hình

ảnh đi kèm với thông điệp? Hãy xét ví dụ về sự quan tâm cần thiết đối với đặc

điểm nhận dạng của một doanh nghiệp. Những từ ngữ thích hợp, hoặc ngay cả

phông chữ, đều phải được sử dụng với mục đích chuyển tải tác động của thông

điệp. Những thông điệp mạnh mẽ, dí dỏm thường sử dụng phông chữ nhảy nhót,

những thông điệp nghiêm túc sử dụng các phông chữ có chân. Một tổ chức tài

chính sẽ không thể sử dụng một nhân vật hoạt họa để quảng bá cho sản phẩm

bảo hiểm tính mạng.
Giọng văn: Việc lựa chọn ngôn ngữ là rất quan trọng. Tất cả các thông điệp cần

được chú ý cẩn thận đến sắc thái, giọng điệu và phong cách mà chúng đang cố

gắng thể hiện. Sắc thái có thể mạnh mẽ hoặc ảm đạm. Điểm này được liên kết

chặt chẽ với hình thức của thông điệp.
Bối cảnh: Bối cảnh trình bày thông điệp là rất thiết yếu. Ví dụ, nếu bạn loan báo

các kết quả hoạt động của công ty vào ngày diễn ra sự sụt giảm của thị trường

chứng khoán, hiệu quả hoạt động đó cũng sẽ bị ảnh hưởng vạ lây.
Thời gian: Sẽ chẳng có ích gì khi tăng cường cung cấp thông tin về đợt khuyến

mãi Giáng sinh đặc biệt của bạn nếu như Giáng sinh đã qua một tuần rồi.
Sự lặp lại: Rõ ràng một thông điệp uy tín càng được lặp lại nhiều lần thì nó càng

có khả năng được người khác nghe thấy và ghi nhớ. Tuy nhiên, có những trường

hợp sự quen thuộc sẽ dẫn đến nhàm chán, xem thường. Do đó, cần phải thận

trọng không nên lặp đi lặp lại thông điệp quá nhiều lần, nếu không thông điệp sẽ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.