SÁNG TẠO CHIẾN DỊCH PR HIỆU QUẢ - Trang 52

mà không nhất thiết suy nghĩ kỹ càng mọi việc; khi sự quan tâm của giới truyền thông dần mất

đi thì sự quan tâm của họ cũng hạ nhiệt. Tuy nhiên, nếu một tổ chức xử lý một chủ đề nóng

không khéo léo, họ có thể biến các công chúng quan tâm đến chủ đề nóng nhất thời thành

những người luôn quan tâm đến nó vì đã buộc họ phải suy nghĩ sâu hơn về các vấn đề có liên

quan.

Các chiến dịch truyền thông nhằm quảng bá cho các công ty có nhiều khả năng tiếp cận giới

công chúng năng động, tích cực tìm kiếm bất cứ thông tin gì về tổ chức mà họ đang quan tâm.

Ý NGHĨA CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG CÔNG CHÚNG MỤC
TIÊU

Ý nghĩa của tất cả những điều này là khá rõ ràng. Bạn không nên mất thời gian dành cho

những nhóm công chúng không quan tâm đến những điều bạn đang làm hay đang nói, nhưng

cần luôn để ý đến họ để đề phòng những chuyển biến bất ngờ. Đối với nhóm công chúng quan

trọng, nhưng lại không năng động (ví dụ những cổ đông thụ động của một tập đoàn lớn), bạn

sẽ phải tỏ ra hết sức sáng tạo mới có thể thu hút được sự chú ý của họ đối với thông tin mà bạn

muốn cung cấp. Cách hành văn khéo léo, hình ảnh sáng tạo, tiêu đề thích hợp và lối trình bày

bắt mắt là những yếu tố cần được vận dụng. Các nhóm công chúng năng động là những người

bạn của người làm công tác truyền thông. Họ tích cực tìm kiếm và tìm hiểu các thông tin. Bạn

cũng có thể không cần họ biết đến nhiều; tuy nhiên, nếu bạn không cung cấp thông tin cho họ,

họ sẽ tìm kiếm thông tin từ những nơi khác và có thể sẽ có những hành vi tích cực hay tiêu cực

chống lại bạn tùy vào nguồn thông tin mà bạn không thể kiểm soát được này.

Đừng kỳ vọng sẽ tạo ra được những thay đổi trong thái độ và hành vi ở số đông công chúng.

Chỉ một tỷ lệ nhỏ trong số những công chúng năng động và có nhận thức là có khả năng phản

hồi. Tuy nhiên, họ cũng có thể đóng vai trò chất xúc tác cho sự thay đổi mà bạn mong muốn và

không nên đánh giá quyền lực của họ quá thấp.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỌN LỌC CÔNG CHÚNG CỦA BẠN?

Hãy loại bỏ cái gọi là "công chúng nói chung", bởi nhóm công chúng này không tồn tại trong

lĩnh vực PR.

Cách dễ dàng nhất để phân loại các nhóm công chúng là đi từ tổng quát đến cụ thể. Trước

tiên, hãy xác định những nhóm khái quát nhằm nhận diện mối liên hệ của họ với tổ chức. Sau

đó, phân chia những nhóm khái quát này thành những nhóm nhỏ cụ thể hơn, có thể là dựa trên

khu vực địa lý hay mức độ hoạt động của từng nhóm, hoặc trên quyền lực và mức độ ảnh

hưởng của nhóm đó đối với tổ chức.

Sau đó, xác định mức độ ưu tiên của các nhóm. Xem ví dụ trong bảng dưới đây (các nhóm

được phân chia khá rộng, nhưng vẫn tuân theo các nguyên tắc nêu trên).

Tỷ lệ phân bố hoạt động PR cho những nhóm công chúng khác nhau.

Nhóm

Tỷ lệ nỗ lực PR cần thiết

Doanh nghiệp

25

Cổ đông (tích cực)

10

Cổ đông(tiềm ẩn)

2

Quan chức chính phủ (năng động)

4

Quan chức chính phủ (nhận thức)

3

Phe đối lập hàng đầu (năng động)

3

Phe đối lập hàng đầu (nhận thức)

1

Công chức lão thành

2

Khách hàng

25

Chủ hộ ABC1 (khách hàng hiện tại)

10

Chủ hộ ABC1 (khách hàng tiềm năng)5
Cửa hàng bán lẻ (năng động)

7

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.