Cửa hàng bán lẻ (mới)
3
Nhân viên
20
Các giám đốc điều hành
3
Các trưởng bộ phận
7
Công nhân phân xưởng
7
Dân cư trong khu vực
4
Lãnh đạo cộng đồng
5
Trường học
Giáo viên chủ nhiệm
2
Hội phụ huynh
2
Ban giám hiệu
2
Nhà cung cấp
9
Nguyên liệu thô
Nhà cung cấp chính
6
Nhà cung cấp phụ
3
Dịch vụ
6
Nhà cung cấp chính
5
Nhà cung cấp phụ
2
Mức độ hoạt động tổng quát có khả năng bị giới hạn bởi ngân sách.
Cần nhận diện đâu là những người lãnh đạo của các nhóm năng động có khả năng diễn giải
thông tin cho những người khác hoặc có thể trở thành chất xúc tác thúc đẩy hành động. Nên
nhớ rằng các cá nhân hay nhóm có thể thuộc về một hay nhiều loại, cần phải nhận dạng và
giám sát sự chuyển đổi nhằm bảo đảm các nhóm công chúng được đối xử không thiên vị, và
nhờ vậy những thông điệp mâu thuẫn sẽ không bị phát tán.
CHÚNG TA SẼ NÓI ĐIỀU GÌ?
Những thông điệp cụ thể dĩ nhiên sẽ rất khác nhau, tùy vào bản chất của từng chiến dịch cụ
thể mà thông điệp đó cần triển khai. Tuy nhiên, mọi chiến dịch hay kế hoạch PR đều cần phải
có một tập hợp các thông điệp có thể tạo thành lực đẩy chính cho hoạt động truyền thông.
Những thông điệp này cần phải rõ ràng, súc tích và dễ hiểu.
Thông điệp rất quan trọng vì hai lý do. Trước hết, chúng là một phần thiết yếu trong quá
trình hình thành thái độ. Nếu công chúng gửi trả lại cho tổ chức thông điệp ban đầu mà họ đã
khởi xướng thì đó là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy rằng (a) thông điệp đã được tiếp nhận và
(b) thông điệp đã được chú ý và đang được sử dụng theo một cách nào đó. Đó có thể chỉ là một
phần trong quá trình tư duy, hoặc sẽ có thể dẫn đến các hành động.
Lý do thứ hai là thông điệp thể hiện được tính hiệu quả của hoạt động truyền thông. Chúng là
một phần của quá trình đánh giá. Nếu những thông điệp nổi bật được giới báo chí sử dụng trực
tiếp, hoặc được lặp đi lặp lại tại các cuộc nghiên cứu như khảo sát thái độ, điều đó thể hiện rõ
thông điệp đã được thẩm thấu. Khi đó, bạn có thể xác định dễ dàng hiệu quả tác động về hành
vi của thông điệp trong công chúng.
Các thông điệp thường bị đánh giá thấp, nhưng chúng lại hết sức quan trọng và không thể chỉ
để chuyển tải hay tán thưởng vì sự khéo léo, thông tuệ. Chúng chính là điểm tiếp xúc giữa một
tổ chức và công chúng của họ trong lĩnh vực truyền thông. Chúng là điều được tổ chức "cho" và
giới công chúng "nhận", và ngược lại. Thông điệp và cách chuyển tải thông điệp là điểm khởi
đầu của những thay đổi tư duy, thái độ hay hành vi mà tổ chức đang mong muốn. Nếu được
triển khai không tốt, chúng cũng có thể trở thành điểm kết thúc.
XÁC ĐỊNH THÔNG ĐIỆP
Có bốn bước trong việc xác định thông điệp:
1. Tập hợp những quan điểm hiện hữu. Ví dụ, có thể những sản phẩm của tổ chức bạn được