SÁNG TẠO CHIẾN DỊCH PR HIỆU QUẢ - Trang 79

9. ĐÁNH GIÁ VÀ RÀ SOÁT

ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ THÀNH CÔNG

Tương tự các hoạt động khác của tổ chức mà bạn phải chi tiền để triển khai, bạn sẽ muốn

biết xem liệu mình có thu được giá trị nào từ khoản tiền đầu tư vào các hoạt động PR hay

không. Bạn cần biết những chương trình này hiệu quả đến mức nào, mức độ hiệu quả này có

như bạn mong muốn, hoặc khám phá các lý do sâu xa của kết quả.

Điều đầu tiên cần làm là xác định các yếu tố. Việc đánh giá là một quá trình kéo dài liên tục

nếu bạn muốn nói đến các chương trình dài hạn. Do đó, bạn sẽ phải thường xuyên đánh giá các

yếu tố quan hệ truyền thông trong chương trình của mình bằng cách tiến hành phân tích phê

bình hàng tháng đối với mức độ xuất hiện mà giới truyền thông đưa tin về tổ chức của bạn.

Việc phân tích này sẽ giúp bạn rút ra kết luận nên tập trung nỗ lực hơn vào những thông điệp

cụ thể hay những nhà báo đặc biệt nào đó.

Tương tự như vậy, vào cuối mỗi chiến dịch truyền thông cụ thể, bạn sẽ phải đánh giá các kết

quả đạt được. Vì thế, nếu mục tiêu là ngăn ngừa sự đóng cửa của một nhà máy, bạn cần phải

thu được những dấu hiệu rõ ràng về kết quả sau cùng này: thành công hay thất bại.

Hoạt động rà soát được áp dụng cho các chương trình dài hạn hơn. Sẽ rất khôn ngoan nếu

hàng năm bạn đều tiến hành xem xét kỹ lưỡng, nghiêm khắc chương trình đang thực thi. Bạn

sẽ xem xét những kết quả mà việc đánh giá hàng năm thể hiện, xem xét lại các mục tiêu của

chương trình và cân nhắc điều chỉnh chiến lược. Cũng có thể bạn chỉ cần tiếp tục triển khai như

trước, nhưng cũng có khả năng bạn sẽ phải định hướng lại hoàn toàn cho chương trình sắp

triển khai. Chúng ta sẽ quay lại điểm này sau.

Đối với những chiến dịch ngắn hơn, có thể bạn phải thực hiện rà soát nếu các chiến lược lẫn

chiến thuật tỏ ra sai lầm rõ rệt vì nó không mang lại hiệu quả.

Nói một cách ngắn gọn, việc đánh giá bao gồm cả việc giám sát, điều chỉnh quy trình và phân

tích những kết quả sau cùng của một chiến dịch hay một chương trình, trong khi đó việc rà

soát là một bước tạm quay ngược trở lại theo định kỳ nhằm nhận diện các thay đổi chiến lược

có thể nắm bắt.

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ

Có thể hoạt động đánh giá được xem là công việc đáng chán và không mong đợi nhất vì nó

thường đồng nghĩa với việc bạn tự "đâm đầu vào tường" khi phải xem lại kết quả. Nhưng tại

sao bạn lại không chịu trách nhiệm trước các kết quả? Hầu hết mọi người đều phải như vậy.

Máy rửa chén có nhiệm vụ rửa sạch chén đĩa; chuyên viên quảng cáo phải tạo ra doanh số; còn

các chuyên viên PR cũng không phải là những tầng lớp quý tộc được ưu tiên làm những việc

cao quý, quá quan trọng và vô hình đến nỗi không thể đánh giá được.

Nếu được thực hiện phù hợp, việc đánh giá sẽ đặt bạn vào vị thế chủ động. Nó giúp bạn xác

định những dấu hiệu nguy hiểm trước khi vấn đề thực sự xuất hiện. Sau đây là một số lý do tại

sao bạn nên đưa hoạt động đánh giá vào các chiến dịch và chương trình của mình.

Giúp tập trung nỗ lực. Nếu biết năng lực của mình được xác định dựa trên

những mục tiêu quan trọng đã được thống nhất thì bạn sẽ tập trung vào những

mục tiêu đó và luôn giữ cho những mục tiêu thứ cấp trong tầm ngắm.
Thể hiện tính hiệu quả. Không có thành công nào giống thành công nào và kết

quả đạt được thể hiện năng lực làm việc của bạn.
Đảm bảo hiệu suất của chi phí. Việc tập trung vào những hạng mục cần được ưu

tiên là cách thức hiệu quả nhất để sử dụng ngân sách và thời gian vào những

công việc có thể hỗ trợ và đạt được những kết quả to lớn.
Khuyến khích tổ chức quản lý tốt. Quản lý theo mục tiêu, xác lập các mục tiêu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.