nhưng khôn ngoan nhất là bạn hãy chuẩn bị trước các kế hoạch ứng phó để đề phòng những
trường hợp như vậy, bởi vì một khi xảy ra, chúng thường đòi hỏi một số hành động phản ứng
nhanh nhạy và có thể bạn chỉ có cơ hội duy nhất để đáp ứng tình huống.
Dưới đây là các sự kiện có thể sẽ tạo động lực buộc bạn phải tiến hành một đợt rà soát lớn:
Sự thay đổi luật pháp có thể đe dọa hoặc mang lại cơ hội lớn cho tổ chức;
Hoạt động của đối thủ cạnh tranh có thể đe dọa hoặc mở ra cơ hội;
Thu mua hay sáp nhập công ty (lưu ý là nếu công ty bị thu mua thông qua một
hành động thù địch, thì bạn phải chuyển các nỗ lực PR từ thái độ chống đối sang
tích cực ủng hộ công ty thu mua);
Một đợt thu hồi sản phẩm lớn hoặc uy tín của tổ chức bị thiệt hại;
Những hành động của một nhóm áp lực đối lập, có tổ chức tốt và có quyền lực.
Những động lực từ nội bộ cũng có thể buộc bạn phải tiến hành rà soát toàn diện. Ví dụ:
Tái cơ cấu tổ chức với những ưu tiên mới, có thể kéo theo sự chia tách hoặc tái
cơ cấu hoạt động PR;
Những thay đổi về nhân sự chủ chốt, như chức vụ giám đốc điều hành (hoặc
giám đốc PR);
Thay đổi ngân sách, nghĩa là hoạt động PR có thể bị cắt giảm hay mở rộng một
cách đáng kể;
Nhu cầu tương lai. Một chương trình hay chiến dịch có thể kết thúc hoặc hết
nguồn lực. Một cái nhìn mới mẻ cần được triển khai nhằm tái kích hoạt hoặc
điều chỉnh trọng tâm của công tác PR.
Sau khi đã quyết định triển khai rà soát, quá trình hoạch định sau đó có thể bắt đầu lại chu kỳ
của mình. Hình 3.2 (trang 65) đã phác họa quá trình này. Một lần nữa, các câu hỏi cơ bản cần
phải được trả lời:
Bạn đang cố gắng đạt được điều gì?
Bạn muốn tiếp cận những đối tượng nào?
Bạn muốn nói điều gì?
Đây có phải là cách hiệu quả nhất để truyền đạt thông điệp?
Có thể đo lường thành công bằng phương pháp nào? Khi tiếp cận các câu hỏi này
một cách có hệ thống, tất cả những điều cơ bản trong việc hoạch định và quản lý
một chương trình PR thành công sẽ được đề cập.