- Trời ơi, kỳ diệu quá! - Chu Bội Ngọc thốt lên mềm vui sướng - Giáo
sư đã làm tôi chết mê chết liệt đi về Cái bản cổ thư lạ lùng này. Theo dự
đoán của giáo sư thì đây chính là di cảo của Tija?
- Khi ta chưa tìm nổi nội dung và xuất xứ thì xin cứ tạm gọi nó là bức
cổ thư vẽ của ông. Khả năng chính tác giả làm lấy tấm ván hậu cho bức
tranh của mình nhiều hơn.
- Ngoài những thứ ghi trên ván hậu, giáo sư còn tìm ra điều gì mới mẻ
nữa không?
- Có chứ. Trên khung tranh cũng xuất hiện những mô-típ tương tự. Chỉ
có điều nó không ghi thành dòng, thành hàng. Trên những khoảng cách đều
nhau của khung chữ nhật, tôi thấy có ghi mười ký hiệu khác nhau. Tôi sao
ra một tờ giấy thì nó gần như khung can, ghi trên lá số tử vi. Khi so với bức
cổ thư tôi thấy ngay một quy luật: Mọi kết cấu từ ngữ đều được lắp ghép
bởi mười mô-đuyn đặc trưng đó. Vì vậy tôi đoán là thứ cổ ngữ này chỉ bao
gồm mười mẫu tự, cả nguyên âm lẫn phụ âm. Ở những dân tộc trình độ
thấp thì ngôn ngữ của họ cũng đơn giản. Các âm tiết thời tiền sử còn nghèo
nàn nên mười mẫu tự cũng đủ để ghi chép mọi thông tin trong cuộc sống.
- Rất có lý! Nhưng mười mẫu tự thì quá nghèo nàn.
- Cũng còn tuỳ ở những qui tắc cấu trúc. Ngôn ngữ hiện đại phong phú
nhưng đều có thể biểu hiện chỉ bằng hai ký hiệu tạch-tè (-) hoặc 0, 1 âm
dương, kỹ thuật truyền số (digital) của máy điện toán. Cơ số hai có thể biểu
thị mọi số tự nhiên, còn số tự nhiên lại có thừa khả năng biểu hiện ngôn
ngữ.
- Ôi ý kiến giáo sư thật là thú vị. Tôi hy vọng sẽ còn được nghe nhiều
phát kiến thâm thúy hơn nữa.
- Rất tiếc là đến đây tôi đã gặp bế tắc không sao vượt nổi. Luận văn
của tôi tôi coi như chấm hết. Mong tiên sinh hiểu cho.