cái di sản huyết thống tuyệt vời của ông đã in dấu lên toàn bộ cơ thể của
tôi. Tôi giống cha như đúc. Chính điều đó đã đập tan mọi dư luận.
Mẹ tôi đã tổ chức lại cuộc sống, nhanh chóng làm giàu và bà không
chấp nhận một kẻ hầu người ở nào là đàn bà con gái. Bà gánh chịu cái
nghĩa vụ làm vợ nặng nề trước người chồng không bao giờ thỏa mãn đó. Bà
không thể ngờ rằng đó là cái giá khắc nghiệt mà bà phải trả cho số phận. Bà
bị ốm đau kiệt sức và kinh hoàng trước sức mạnh của người chồng già.
Mười năm sau mẹ tôi chết. Lúc đó cha tôi đã ngoài bảy mươi. Tôi được gửi
về thành phố để học hành. Cha tôi quay lại sống cuộc đời phóng đãng,
nhưng không lần nào ông gặp may nữa. Tôi là đứa con duy nhất của ông.
Nói đến đây mặt viên đại úy đượm một nét buồn. Đôi mắt màu đồng
đỏ mờ sau làn khói thuốc nhấp nháy như một cục than tàn.
- Thế bây giờ ông nhà ra sao? - Tôi hỏi.
- Ông vẫn còn ở quê một thân một mình. Ông luyến tiếc cái gia sản
cóp nhặt suốt cuộc đời. Ông không còn sức lực để theo đuổi nhưng trò trác
táng nữa. Nguyện vọng cuối cùng của ông là được chết ở nơi quê cha đất
tổ. Tôi đã cố lôi ông đi nhưng không sao nhổ rễ ông khỏi cái mảnh đất đau
buồn đó. Tôi ra đi một mình và bây giờ thấy thương ông vô hạn. Tôi sống
cô đơn với ký ức bi thảm đó. Vào trong nạy đã mấy năm tôi vẫn ở trại lính,
không vợ con, ít bạn bè. Tôi chờ đợi cái ngày Bắc tiến để được nhìn ông
lần cuối cùng, nhưng tương lại vẫn còn mờ mịt làm.
Câu chuyện của viên đại úy hấp dẫn chúng tôi và tạo cho chúng tôi
một ấn tượng về sự tin cậy vào tấm lòng thành thật cởi mở. Song những ấn
tượng đó thường mạnh ở khía cạnh nghệ thuật hơn là xã hội. Tôi chú ý xem
anh ta có tài bịa đặt không. Nhưng cuộc tiếp xúc ngắn ngủi thường không
đủ cho tôi tìm ra những bí ẩn này.