Vượng là bạn thân của một nhà báo Mỹ có thế lực, tiến sĩ Edward
Price. Từ khi Vượng bị bắt cóc, đã hai lần Price đến nhà riêng thăm hỏi.
Trần Linh cảm phục về sự hiểu biết tỉ mỉ của viên phụ tá dưới quyền
mình. Y muốn giấu đi sự nông cạn bằng cách không hỏi gì thêm về lai lịch
của người Mỹ nọ. Nhưng như hiểu rõ sự thèm muốn của cấp trên, viên
thiếu tá kể tiếp.
- Price tốt nghiệp khoa ngữ văn đại học đường Sorbonne Paris. Năm
1954 trở về Mỹ làm trợ giáo đại học đường Havard ít lâu sau ông ta được
tuyển dụng vào cơ quan tình báo chiến lược của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và
làm việc ở bộ phận nghiên cứu Đông Nam Á. Có lẽ Vượng đã quen Price
hồi ở Pháp nên gây cho người Mỹ này những hứng thú đến Việt Nam.
Tháng 7 năm 1959 Price đến Sài Gòn với danh nghĩa nhà báo nhưng thực
chất ông ta là một quan chức của tòa Đại sứ Hoa Kỳ. Vì vậy, một chừng
mực nào đó ta có thể coi Vượng là người của Price.
- Là người của Price tại sao nhà ông ta lại tàng trữ sách báo cộng sản?
Hoàng Quý Nhân bỗng bật cười thành tiếng.
- Đó là món hàng giả, chủ nghĩa Mác - Lênin giả của mấy tay cộng
sản giả viết ra. Ở phương Tây, người ta đã tổng kết những cuốn sách cộng
sản nửa vời này có tác dụng chống cộng mạnh hơn những buổi phát thanh
của đài Châu Âu tự do. Nó giống như một thứ vắc-xin trong đó các độc tố
cộng sản đã bị làm yết đi tới thức vô hại. Ai đọc nó sẽ tạo cho mình mộc
kháng nguyên mà sau đó chủ nghĩa cộng sản chính hiệu không thể xâm
nhập được Tôi thiết nghĩ chúng ta cũng nên cho ấn hành các loại sách trên,
thậm chí cho thành lập những đảng cộng sản giả hiệu để thu hút quần
chúng. Đáng tiếc là chánh quyền của chúng ta ngán cộng sản quá đến cộng
sản giả cũng ngán nốt? Đúng là "kinh cung chi điều".
- Theo thiếu tá thì ông Vượng không phải là một người đáng ngán