Anh hy vọng gói quà Nô-en anh gửi về cho hai mẹ con và cả nhà đã về
đến nơi và được mọi người vừa lòng. Anh mua bán rất vụng, lỡ ra có gì
không thích hợp thì xin mọi người đừng cười!
Chuyến đi thăm New York của anh cũng gặp nhiều may mắn. Anh đến
thăm lâu đài Liên Hiệp Quốc. Nhân dip năm mới UNESSCO có mở một
cuộc triển lãm hội họa phương Đông. Anh tưởng chỉ có tranh của các danh
họa Nhật Bản, Trung Quốc thôi, không ngờ lại có cả phòng tranh của các
hoạ sĩ Bạch Vân người Việt. Những bức tranh vẽ phong cảnh, cây cỏ,
muông thú làm cho anh rất xúc động. Tình quê ấm lại. Anh có díp làm quen
với họa sĩ. Khi nhận ra anh là người Việt Nam, không có ai thân thiết ở cái
thành phố xa lạ này, ông bà Bạch Vân đã nhiệt tình mời anh đến chơi nhà
ông bà trong dip Nô-en. Anh nhận lời. Những người Việt sang Mỹ không
nhiều lắm. Ra đường gặp nhiều người châu Á nhưng thường là những
người Mỹ gốc Trung Quốc, những người du lịch Nhật Bản hay du học sinh
Nam Triều Tiên, Phi-líp-pin. Cuộc hạnh ngộ với một ngườỉ đồng hương là
hiếm có.
Anh được biêt ông bà Bạch Vân sang đây từ năm năm nay. Gia đình
có sáu người. Ông bà, vợ chồng con trai và hai đứa cháu. Họ sống trong
căn hộ năm buồng của một binh-đinh mấy chục tầng ở đại lộ số 8...
Anh đã đi thăm Nhà bảo tàng hội họa hiện đại, Công viên Medison,
Quảng trường Thời Báo. Có thể gọi nơi đây là khu vực sầm uất và sang
trọng nhất thành phố vĩ đại này. Anh thíh đi ngó tủ kính để... không mua
một thứ gì. Có những bữa ăn hàng trăm đô-la, những tấm vé xem hát hàng
chục đô-la, những sòng bạc, những hộp đêm xa hoa nhất thế giới. Đố với
anh, sự hiểu biết còn quan trọng hưn thưởng thức. Anh tìm đến Công viên
Washington, hỏi thăm cái làng cổ kính Greenwiht để "chiêm ngưỡng"
những cái buồng xép sát nóc kiểu Hà Lan mà O' Henri đã mô tả trong
"Chiếc lá cuối cùng". Nhưng chẳng còn ai nhớ ra ngôi làng đó. Chắc là nhà
văn đã hư cấu nên. Đâu đâu cũng là những đại lộ đầy ô tô và những ngôi