đạp tự do của mọi người thì anh cũng sẵn sàng thí mạng ta. Việt cộng mưu
tìm quyền lực, muốn tước đoạt tự do của cả dân tộc anh đâu có chịu.
Bạch Kim cảm thấy không sao lay chuyển được những quan điển của
chồng. Tại sao trước đây nhiều người lại nhận xét rằng anh ta là người dễ bị
lôi kéo, không biết làm theo sự suy nghĩ của chính mình? Chẳng lẽ tình yêu
của cô không đủ làm anh xúc động. Cô im lặng tự vấn...
Sự rạn nứt của đôi vợ chồng trẻ bắt nguồn từ những chuyện diễn ra rất
xa lâu đài Météor, cách biệt với cuộc sống hàng ngày của họ. Họ vẫn dắt
nhau đến phòng trà, Snachk-bar, đi xem tranh nghệ thuật, vào rạp hát, đến
vũ trường, thưởng thức món thịt thú rừng, nô đùa với sóng biển trong
những ngày nghỉ week-end... Nhưng trong sâu xa của tiềm thức đã xuất
hiện những hạt sạn nho nhỏ. Để tránh những cái gợn đó, giữa họ đã hình
thành một khoảng cách, không ai nói ra nhưng họ thực sự cảm thấy.
Bạch Kim tìm ra niềm hạnh phúc trong lúc ngồi một mình yên tĩnh,
trầm tư, mơ mộng thoát tục.
Còn Vĩnh Quốc lại thích đến những chỗ ồn ào, câu lạc bộ sĩ quan, hộp
đêm, rượu mạnh, những cạp mông núng anh của ba cô vũ nữ, những canh
bạc cháy túi.
Cuối năm 1964 ông Cự Phách ốm nắng. Người con trai cả và cô con
dâu người Pháp cũng bay về thăm bố. Ông gọi các con lại bên giường nói
lời trăng trối cuối cùng.
- Năm nay ba đã bảy mươi tám tuổi. Ba ra đi cũng hợp với lẽ trời.
Cuộc sống của con người là hữu hạn, không có một ngoại lệ đối với bất cứ
ai. Sinh ra và chết đi là hai con số trùng hợp tuyệt đối. Trong mấy chục
năm trời bố mẹ đã tạo ra một sản nghiệp không phải nhỏ. Đó là công trình
duy nhát để lại cho các con. Tuổi trẻ của ba trôi đi ồn ào, hối hả, may mắn
đến lạ kỳ và ba chưa bao giờ phải lo nghĩ đến thất bại. Tưởng như khát