Trên quốc lộ 1, một dòng người, xe cộ di tản như con sông dài vô tận.
Đó là đám vợ con công chức ngụy quyền, một số dân các đô thị, thị trấn sợ
vạ lây vì bom đạn, di chuyển đến những vùng chưa có chiến sự chưa thấy
lính hoặc có nhưng họ đã thay quần áo nên cái bệnh dịch thất trận còn chưa
lan tới.
- Ta cho lệnh phá cầu chứ?
- Chưa được. Làm như vậy sẽ trao cho địch hàng ngàn quân xa, hàng
trăm đại pháo, hàng vạn tù binh (tôi rất lo cầu bị phá sẽ ảnh hưởng tới tốc
độ tiến quân của ta).
- Hãy tạo cho chúng một bối thủy trận để buộc chúng phải chiến đấu.
- Cũng có thể là chúng chiến đấu. Nhưng nếu chúng hiểu là ta thí
mạng chúng thì chúng sẽ đầu hàng với toàn bộ vũ khí hạng nặng. Quân Bắc
Việt sẽ dùng ngay những thứ đó trút vào phòng tuyến của ta.
Một tuần sau Đà Nẵng, quân ta tiến vào giải phóng Nha Trang. Mọi
tin tức thất trận không sao phong tỏa nổi. Những lời đồn đại còn gây rung
động hơn hệ thống thông tin báo chí. Những toán lính đầy vũ khí. những
quân xa chở lẫn lộn cả binh lính lẫn vợ con họ nối nhau như những đàn
chim tránh lạnh đổi mùa bay tới phương Nam. Hình ảnh đó tác động mạnh
mẽ đến những binh đội còn đang đào hầm hố, chăng dây thép gai, kiến tạo
bãi mìn để xây dựng phòng tuyến chống cự.
Ngày mồng 3 tháng 4, Đà Lạt, thành phố nghỉ mát của "bọn quý tộc"
trên cao nguyên thất thủ. Tin tức đó gây nên nỗi lo lắng sân sắc trong
những người chỉ huy tuyến ngăn chạn trên bờ sông Đan Ly. Sườn phía Tây
của họ đã bị hở. Những ngày thanh bình đã qua đi. Tôi nghe rõ tiếng trọng
pháo vang vọng trầm trầm từ phía Bắc mà lòng rộn ràng sung sướng. Cái
kết thúc đang đến gần.