tôi mọi lấy lá thư chữ Hán ra.
- Bác ạ, khi ra đi vội vàng có một người Tàu nhờ cháu gửi hộ lá thư
cho ngươi bà con. Thư ngỏ, kèm theo mẩu giấy ghi địa chỉ. Vội vàng lúng
túng cháu để lộn đâu mất mảnh giấy. Xin bác làm ơn đọc giúp có thấy nói
gì đến nơi làm ăn của người nhận không.
Ông già lấy kính lúp soi, đôi chỗ phải mở cả từ điển ra tra cứu. Cuối
cùng ông nói lại đại ý của bức thư như sau:
Bức thư của ông Thanh gửi cho người bà con ở Hồng Kông nhờ
chuyển cho con gái là Hứa Quế Lan báo tin: ông vẫn sống mạnh khỏe và
tin tưởng vào chế độ mới. Chưa có lãnh sự của Trung Quốc ở Sài Gòn nên
cộng đồng người Hoa ở đây còn lo lắng ai sẽ bảo vệ quyền lợi cho họ.
Công cuộc kinh doanh giảm nhịp độ, ông báo cho Hứa Quế Lan biết là
chồng cô ta vẫn sống tự do và rất muốn liên lạc với cô nhưng chưa biết địa
chỉ chính xác. Anh ta hỏi nhưng ông Thanh cũng không biết gì hơn. Anh
không biết cô đã mang đi đầy đủ giấy tờ về ngân khoản anh ta gửi vào ngân
hàng Mahattan hay chưa. Sớm muộn thì anh cũng phải tìm cách đến với vợ,
nhưng trước mắt anh ta còn dở một số việc chưa thể ra đi ngay. Anh mong
thư và địa chỉ của cô. Hiện anh chưa có địa chỉ cố định, cô cứ gửi thư qua
chỗ ông Thanh. Còn ông Thanh thì khuyên con gái: nếu còn trung thành
với chồng thì hãy cho y địa chỉ. Còn nếu đã định đi tìm một cuộc đời khác
thì chẳng nên báo địa chỉ cho chồng làm gì. Ông ta cũng mong thư con gái.
Ông nhắc là nếu ông P muốn giữ mối quan hệ cũ với ông L thì có thể đến
gặp ông Đ ở Hồng Kông. Vì P và Đ chưa quen nhau do đó Quế Lan có thể
đứng ra làm trung gian môi giới. Hỏi địa chỉ ông Đ. ở Hứa Kim Hoa. Đại
khái lá thư là như vậy. Phần dưới khó hiểu và chàng có gì để tìm nổi địa chỉ
của Hứa Kim Hoa hay Hứa Quế Lan.
- Thật đáng tiếc! - Tôi nhận lại lá thư và cảm ơn họa sĩ.