dặn lại là ông bà, các cậu, các dì phải trông cháu ra sao, phải chú ý đến sự
học hành của nó như thế nào mạc dù con bé mới một tuổi! Ôi em thương
con quá anh ạ. Con mới xinh làm sao, ngoan làm sao. Nếu như anh gạp
được con, em tin rằng anh cũng sẽ rất thương yêu nó. Con còn thơ dại quá,
nó chưa biết mẹ đi xa, đi lâu, cử toét miệng ra cười trong lúc mrởc mắt em
tràn ra. Hòa bình rồi, sắp giải phóng rồi, bố mẹ em cứ mong mỏi mẹ con bà
cháu xum họp. Nhưng biết nói với người thân yêu của mình như thế nào để
tất cả cùng hiểu như mình, cùng chia sẻ với mình. Anh ạ, ngay cái điều đó
em cũng chưa thể làm được.
Qua ánh đèn mặt Dung đẫm nước. Tôi thấy quý chị vô cùng. Tôi thầm
phục, trong con người mảnh dẻ dịu dàng đó đã chứa đựng biết bao nhiêu
tình cảm cao quý, bao nhiêu sức mạnh của lý trí, bao nhiêu sự tận tụy
trưởng thành với Tổ Quốc. Tôi muốn cầm lấy bàn tay nhỏ nhắn của chị với
một tấm lòng trong trắng của một người đồng chí, một người bạn để được
cùng chung với chị nỗi riêng tư nhưng tôi không dám. Có thể do tính nhút
nhát mà tôi đã chàng làm đlrợc một chút gì. Ngay một lời an ủi tôi cũng
kllông tìm ra . Tôi thấy rằng tất cả những ngôn ngữ tốt đẹp nhất mà tôi có
thể diễn đạt được cũng trở thành tầm thường, tllành vô nghĩa trước nỗi
buồn của chị. Lâu lắm tôi mới nói được một câu:
- Dung ạ, nhất định một ngày nào đó chúng ta sẽ được gặp con. Nghĩa
linh cảm thấy điều đó. Con vắng mẹ nhưng đã có bố. Thỉnh thoảng bố sẽ về
thăm cũng bù đắp lại được một phần.
Không ngờ lời an ủi của tôi ở điểm này nó lại gợi nhớ đến một nỗi
buồn khác. Dung ngước mắt nhìn tôi và như cố giấu một tình cảm chua xót:
- Nhưng bố mẹ luôn luôn ở bên nhau, có ai được về thăm con nữa
đâu?
Câu nói của chị như nhắc nhở tôi về "nguyên tắc quy định" nhưng sự
lẫn lộn giữa "thực và ảo" giữa "sân khấu và cuộc đời" làm cho tội thêm