tịch thu ném vào đống lửa, bao nhiêu bài diễn văn của anh bị ném đá, bị cắt
đứt, bị phá đám do bàn tay chỉ huy của Nhân. Bao nhiêu cuộc biểu tình do
anh dẫn đầu bị tắm trong dùi cui và hơi ngạt. Y còn ngoại tình với vợ anh,
mở đường cho thằng Mỹ mò vào buồng Quế Lan và sau đó lợi dụng sự đổ
bể của gia đình anh để xen vào hòng kiếm chác món hồi môn bẩn thỉu. Cái
chết của hắn thật đáng đời. Thế nhưng tại sao nó không thoả mãn lòng hận
thù của anh?
Chuyện Phan Quang Nghĩa bị Nhân bắn trọng thương và những lời
mạt sát cửa y làm cho Vượng rất ngạc nhiên. Hoá ra Nghĩa lại là ngươi của
cách mạng. Anh ta bình tĩnh dấn thân trước một công việc nguy hiểm, cái
chết đã đi chệch trái tim anh, không biết giờ này Nghĩa nằm đâu và đã chết
chưa?
Trong căn nhà im lặng của mình, Vượng cứ suy ngẫm miên man về
những sự kiện vừa xảy ra. Thì ra những người đó có một lý tưởng để theo
đuổi đến cùng, để lựa chọn cho mình cuộc sống và cái chết. Hoàng Quý
Nhân leo đến những bậc thang cuối cùng của tội ác để chung cuộc nuốt một
liều thuốc độc. Phan Quang Nghĩa trung thành với cách mạng. Không một
cám dỗ vật chất nào lay chuyển được anh. Họ bình than chấp nhận sự hy
sinh... còn mình? Mình chỉ là một thằng hèn, một kẻ sụp đổ, một tên bại
trận, một lữ khách cù bơ cù bất, lang thang trên mọi đường chính trị, không
biết tìm ra một cái gì để tôn thờ, để vì nó mà sống và chết. Ở tuổi mình
không còn thì giờ làm lại từ đầu... Chẳng lễ đóng vai một tên chỉ điểm mà
có thể coi là bước khởi đầu của một sự nghiệp mới!
Tâm trạng cửa Vượng cứ u tối như vậy trong một cuộc vật vã cô đơn,
âm thầm, tiêu cực và yếm thế. Quanh anh không có một ai để chia sẻ, an ủi
hoặc tranh cãi. Vượng đã nghĩ đến tự sát. Cái không tồn tại, cái trống rống,
hư vô, cái vô tri vô giác bỗng cuốn hút anh. Đó mới thực sự là giải phóng
hoàn toàn, là cực lạc, là Niết Bàn, là Thiên đường vĩnh cửu. Cuộc đời chỉ là
hữu hạn, là một cơn ác mộng, là sự đầy đoạ...