tướng. Trước cái chết thì thịt người cũng phải lựa chọn. Ngọn gió đông bắc
đã đưa con thuyền tả tơi của Hứa Tử Mãng dạt vào ven biển vùng châu thổ
sông Cửu Long. Ngư dân người Việt đã dìu hai cha con kẻ bị nạn vào bờ,
cho ăn cho uống và cả hai đều được cứu thoát. Hứa bán thuyền rồi đi làm
công cho những chủ vựa cá người Việt. Ở đây ông ta đã gặp được một số
người Hoa. Mối tình cố quốc tha hương đã liên kết họ với nhau. Khi đã có
lưng vốn nho nhỏ trong tay, biết được một số tiếng Việt đủ để giao thiệp,
Hứa Tử Mãng liền đưa đứa con mười hai tuổi là Hứa Vĩnh Thanh lần vào
thành phố.
Năm 1930 kinh tế khủng hoảng, Hứa chẳng biết nghề gì kiếm việc
cũng khó. Ông ta nhớ đến cài nghiệp mãi võ thuở xưa. Vì vậy ông quyết
định về chốn ven đô tìm nơi kiếm sống.
Thuở ấy vùng Phước An Đông này còn là những mang đồng lầy hoang
dã, cỏ lác rậm rạp, chuột, rắn đầy bưng thiếu người khai khẩn. Một số nông
dân vào thành phố kiếm ăn bằng đủ mọi nghề, thợ thuyền, buôn bán. Cha
con Hứa đi khất thực qua đây xin trú ngụ qua đêm. Hương trưởng của ấp
Phước An Đông vốn là người hào phóng hiếu khách. Ông mở rượu khoản
đãi người cơ lỡ. Nghe qua tình cảnh của lữ khách thật đáng thương tâm.
Ông hương trưởng hỏi:
- Bây giờ ông định đi đâu.
- Dạ, tôi cũng đang tìm một chỗ nương thân để tính kế lâu dài. Nghe
ông nói, tôi biết ông là người hào kiệt chứ không phải bọn nông phu vài u
thịt bắp. Chỗ tôi đất còn nhiều đất chùa có người khai khẩn. Nhưng trông
ông không thích hợp với công việc nông điền. Thật khó mà giúp ông.
- Thưa ngài, tôi cũng có một chút nghề mọn. Tôi đã từng mở trường
dạy võ ơ thị trấn Vũ Ninh. Tôi còn biết cả nghề bốc thuốc. Tay phải tôi trị
bọn ngông bạo, che chở người yếu hèn. Tay trái tôi bốc thuốc kê đơn cứu