hiện, công phu của đối phương nhất định trên gã.
Trường Canh không dừng tay, cũng không xấu hổ, chỉ nói: “Trần cô nương,
ta cho là cô vắng nhà.”
Đó chính là Trần Khinh Nhứ của Lâm Uyên các trên tặc thuyền Đông Hải
năm ấy.
—
Trị nước lớn như nấu cá nhỏ, nấu cá nhỏ mà lật lên lật xuống, động tới nó
nhiều quá, nó sẽ nát; trị nước lớn mà chính lệnh phiền hà, pháp lệnh thay
đổi nhiều quá, can thiệp vào việc dân nhiều quá, dân sẽ trá ngụy, chống đối.
Câu này xuất xứ từ Đạo đức kinh của Lão Tử, bản dịch của Giang Tử
Nguyễn Duy Cần.
1. Chu sa và giả thạch là khoáng vật dùng làm thuốc, đằng hoàng là một vị
thuốc lấy từ nhựa cây. Tuy nhiên theo ngữ cảnh thì câu này có lẽ muốn nói
là dù dính mấy thứ màu vàng màu xanh hay màu cam thì tạt một vốc nước
là sạch hết.
Chương 38: Gặp lại
Trần Khinh Nhứ trách một câu, nhưng trên mặt không có vẻ gì là giận, trái
lại như là bị những vị khách không mời này xông vào quen rồi. Nàng vào
nhà bỏ thảo dược trong tay xuống, chào mấy người lạ trước: “Tiểu nữ họ
Trần, là một lang trung giang hồ.”
Nàng tự xưng là lang trung giang hồ, nhưng giơ tay nhấc chân rất có khí
chất tiểu thư khuê các, lại không cười, vẻ mặt lạnh băng, phụ nhân kia thấy
thế hơi câu nệ, lúng ta lúng túng hồi lâu, chẳng giỏi nói năng, chỉ biết ra
sức cúi chào. Trần Khinh Nhứ nhìn thoáng qua Trường Canh đang thi
châm, nói: “Y cũng xem như nửa đồ đệ của ta, khởi tử hồi sinh là không
thể, nhưng chứng bệnh tầm thường cũng ứng phó được, đại tỷ cứ yên tâm.”
Ngoại hình nàng khó nhận ra tuổi tác, ăn mặc lại như cô nương, tiểu tướng
sĩ bên cạnh thấy thế tim đập như nổi trống.