Thế nhưng Trường Canh bi ai phát hiện, trong lòng hiểu rõ như vậy, song
vừa nghĩ đến những chữ này thật sự chảy ra từ ngòi bút trong tay Cố Quân,
y vẫn không nhịn được khắc mỗi một chữ vào mắt.
Đáng tiếc, Cố Quân đã nuốt lời.
Cố Quân tự biết thẹn, lần này tống cổ Thẩm Dịch tùy tiện thay mặt y hứa
hẹn, tự mình cầm đao, viết một phong thư dài lê thê cho Trường Canh.
Trường Canh xem xong giận đến bật cười, tuy cảm thấy phong thư nhà này
còn rất chân thành – nhưng Cố Quân thật sự không có thiên phú dỗ dành ai,
rõ ràng là đang đổ dầu vào lửa mà.
Cố đại soái thoạt tiên tam chỉ vô lư kể một đống việc vặt y tự cho là thú vị,
hạ bút ngàn câu, lạc đề vạn dặm, đến cuối cùng mới dùng bốn chữ “quân vụ
bận rộn” sáo rỗng để khái quát nguyên nhân y không thể về kinh.
Trường Canh không quan tâm bọ cạp ở đại mạc nướng ăn ngon thế nào,
nhưng y trước sau tìm mấy lần, thủy chung không tìm ra một câu y quan
tâm nhất – Cố Quân năm nay không về, vậy khi nào thì về được?
Nhưng sau “quân vụ bận rộn” chẳng còn gì nữa, chỉ kèm thêm một danh
mục quà tặng dài thườn thượt mà thôi.
Có thể là Cố Quân cảm thấy xin lỗi trên ngôn ngữ không đủ chân thành,
bèn dùng hành động để bày tỏ – y chở hết những món đồ tốt kiếm được
trong năm nay về hầu phủ, toàn bộ cho Trường Canh cả, châu quang bảo
khí, đầu thừa đuôi thẹo, vân vân và vân vân.
Hôm ấy, Trường Canh mười lăm tuổi nhốt mình trong phòng, cùng một
thanh đoản đao Lâu Lan do Cố Quân tặng, chịu đựng một lần Ô Nhĩ Cốt
phát tác, tiếp đó có một quyết định – y không muốn ở lại hầu phủ như một
kẻ bỏ đi, không muốn theo lão phu tử và sư phụ dè dặt học văn chương và
võ nghệ trên giấy, y muốn tự mình đi thăm thú thế giới bên ngoài.
Mùng một Tết, Trường Canh một mình theo Chúc Chân Nhỏ đến từ trong
cung đi chúc tết Hoàng thượng cho có lệ.