đen, hay là hắn chẳng bao giờ chịu giặt, mặc đen một mặt liền lật lại mặc
tiếp?
Vừa nghĩ thế, Trường Canh liền tái phát bệnh sạch sẽ, cơ hồ không cách
nào sóng vai đồng hành với cao tăng nữa!
Liễu Nhiên mặc “y phục dạ hành” dẫn Trường Canh đi giữa Giang Nam
cầu nhỏ nước chảy quanh co chằng chịt, nhanh chóng đến bến tàu vận
chuyển nội địa.
Con đường giữa hải vận và kênh đào nội địa Đại Lương từ mười năm trước
đã thông suốt, hai tuyến song song, thuyền qua lại rất nhanh và tiện, từng
thành toàn cho vùng đất phồn hoa ven sông, nhưng mấy năm gần đây do
thuế má quá nặng mà có vẻ hơi tiêu điều.
Song lạc đà gầy còn to hơn ngựa, lúc này đêm đã khuya, mà trên bến tàu
vẫn có thương thuyền và thuyền công hối hả ngược xuôi.
Liễu Nhiên khoát tay ngăn bước chân Trường Canh, ra dấu: “Phía trước đã
có tai mắt của Huyền Thiết doanh, không được tiếp cận nữa.”
Trường Canh liếc mắt nhìn hắn, lấy thiên lý nhãn ra nhìn mặt nước.
Trên bến tàu gió êm sóng lặng, thuyền công và phu khuân vác đi qua đi lại,
bên bờ có một số tướng sĩ điều từ trú quân Giang Nam đang kiểm tra hàng
hóa, y không nhìn thấy người của Huyền Thiết doanh, cũng không thấy mặt
nước có gì dị thường.
Trường Canh lúc này không tin Liễu Nhiên lắm, không hề hỏi thẳng, tự
mình im lặng quan sát – thuyền công đang chất hàng lên, hàng hóa thống
nhất đựng bằng rương gỗ mỏng, trước khi lên thuyền phải mở nắp rương ra,
đặt trên băng chuyền chuyển động bằng bánh răng, để trú quân thủ vệ kiểm
tra, rồi lại chuyển đến đầu kia, có mấy thuyền công đang chờ ở đó, lần lượt
khiêng rương đã niêm phong lên thuyền.
Mấy hôm trước đi qua, nghe bách tính địa phương chuyện phiếm nhắc tới,
bến tàu vận chuyển đường biển và đường sông đối với thương thuyền bình