Sau đó Cố lão Hầu gia qua đời, hai người đi hai ngả, Cố Quân tập tước tiến
cung, Thẩm Dịch quay về khảo công danh, nhưng sau khi đỗ đạt y không
chịu vào Hàn Lâm viện, ngược lại trước ánh mắt như nhìn kẻ điên của mọi
người, tự xin vào “Linh Xu”.
Linh Xu viện ở đây không giã thuốc chẩn bệnh, họ không chữa cơ thể
người, mà chỉ chữa cho máy móc. Họ ngang hàng với cấm quân, trực thuộc
đế vương, là quỷ đòi nợ lớn nhất của Hộ bộ, cũng là cha mẹ lo áo cơm cho
hai bộ Công, Binh.
Trong “diên” , “giáp” , “kỵ” , “cừu” , “ưng” , “xa” , “pháo” , “giao” bảy đại
quân chủng, tất cả bản vẽ thiết kế trang bị, cải tiến đổi mới, thậm chí bí mật
bất truyền của Huyền Thiết doanh, toàn bộ đến từ Linh Xu viện. (Diên là
diều hâu, giao là giao long)
Linh Xu viện thường tự trào tự khiêm mình là “ngự dụng Trường Tý sư” ,
trên đại sự trong triều họ hầu như không lên tiếng, nhìn như phẩm cấp
không cao, phần lớn thời gian đều ru rú trong Linh Xu viện loay hoay mấy
thứ bằng sắt.
Nhưng không ai dám đánh đồng họ với những người thợ kiếm sống nhờ
dầu máy trong dân gian.
Năm đó sở dĩ Cố Quân có thể xây dựng lại Huyền Thiết doanh, tuyệt đối
không chỉ vì chiến sự khẩn cấp hoặc một tờ chiếu thư nhẹ tênh của Hoàng
đế, có một phần rất lớn là nhờ vị cố giao Thẩm Dịch này giúp y tạo quan hệ
với Linh Xu viện, thời khắc mấu chốt, Linh Xu viện đứng sau lưng tướng
quân thiếu niên, cho y sự ủng hộ có lợi nhất, bấy giờ mới giúp quân quyền
hơn mười năm đã ẩn ẩn xuống dốc lại lần nữa đè lên sĩ tộc văn nhân lắm
mồm.
Huyền Thiết doanh chết đi sống lại, Thẩm Dịch theo lời mời của Cố Quân,
rời khỏi Linh Xu viện, trở thành người hộ giáp riêng cho Cố Quân – đương
nhiên, những chuyện lộn xộn này, với kiến thức và lịch duyệt của Trường
Canh hiện giờ, là không thể biết được.