vài đĩa CD, có thể là nhạc cổ điển, có thể là nhạc jazz. Nhưng chưa
chắc có ai hỏi anh ta điều đó.
Tôi kết thúc LPT và mang những cái đĩa CD về căn hộ ở
Sengoku. Sengoku nằm ở mạn đông bắc thành phố, gần những gì còn
sót lại của Tokyo cũ, mà dân bản xứ gọi là Shitamachi, vùng đất thấp.
Đây là một khu vực cổ kính, phần lớn vẫn còn khá nguyên vẹn sau
cơn đại địa chấn Kanto năm 1923 và trận bom trong chiến tranh. Nó
không có các hoạt động vui chơi giải trí về đêm ngoài các nomiya
phương và không có khu thương mại, do đó nó không có nhiều dân
vãng lai. Cư dân ở đây phần lớn là Edoko, những người Tokyo chính
gốc, sống và làm việc trong những cửa hàng kinh doanh gia đình và
những nhà hàng và quán bar nhỏ bé. “Sengoku” có nghĩa là “một
nghìn viên đá”. Tôi không biết nguồn gốc của cái tên này, nhưng tôi
luôn thích nó.
Đây không phải là nơi tôi lớn lên, nhưng nó gần gũi như bất cứ
thứ gì tôi từng có. Sau khi cha tôi mất, mẹ dẫn tôi quay về Mỹ. Trước
sự mất mát và những biến động kèm theo đó trong cuộc đời, tôi nghĩ
mẹ tôi muốn ở gần cha mẹ, họ có vẻ cũng sốt sắng muốn hòa giải với
con mình. Chúng tôi sống ở một thị trấn có tên là Dryden, nằm ở phía
bắc New York, nơi mẹ tôi làm trợ giáo tiếng Nhật ở trường Đại học
Cornell gần đó và tôi vào học ở một trường công lập.
Dryden là một thị trấn lao động với cư dân chủ yêu là người da
trắng, và những nét châu Á cùng thứ tiếng Anh lơ lớ khiến tôi trở
thành đối tượng bắt nạt ưa thích của những thằng đầu gấu địa phương.
Tôi nhận được những bài học thực tế đầu tiên về chiến tranh du kích
từ dân bản xứ ở Dryden: chúng lùng sục tôi theo đám đông, và tôi
đánh trả khi chúng chỉ có một mình và yếu đuối. Tôi hiểu tâm lí của
dân du kích từ trước cả khi đổ bộ lên Đà Nẵng.
Mẹ tôi phiền muộn vì những vết thâm tím và những khớp ngón
tay bị trầy xước liên tục của tôi, nhưng bà quá bận rộn với vị trí mới ở