siêu thực, cùng một lúc phản ánh sự ham muốn, nỗi cô đơn, và khao khát
tình yêu khiến độc giả khắp Hoa Kỳ, Châu Âu cũng như Đông Á phải xúc
động[cần dẫn nguồn]. Hơn nữa, những tác phẩm của Murakami cũng bị chỉ
trích do cách mô tả của ông về sự ám ảnh tư bản của Nhật Bản. Thông qua
tác phẩm của mình, ông có thể nắm bắt được cảm giác trống rỗng về linh
hồn của những con người cùng thế hệ với ông và khám phá ra những tác
động tiêu cực của tâm lý hướng về công việc của Nhật Bản. Tác phẩm của
ông phê bình sự suy giảm trong giá trị người phụ nữ và sự mất mát mối
quan tâm giữa con người với nhau trong xã hội tư bản nước Nhật.
Vào năm 2006, Murakami trở thành người thứ sáu giành Giải thưởng
Franz Kafka, giải mà trước đó đã trao cho người đạt Giải Nobel Văn học
Harold Pinter và Elfriede Jelinek. Chính Murakami cũng đã được xem là
một tiềm năng cho giải Nobel. Nếu được nhận giải, ông sẽ trở thành người
Nhật thứ ba, sau Kawabata Yasunari và Oe Kenzaburo.
Murakami được trao Giải thưởng Kiriyama dành cho Tiểu thuyết năm
2007 với tập truyện ngắn Cây liễu mù, người đàn bàn ngủ nhưng, theo
Trang web chính thức của Kiriyama, Murakami "đã từ chối nhận giải vì lý
do cá nhân".
Murakami bị chúc mừng nhầm vì tưởng đã đoạt Giải Nobel Văn học
năm 2006 trên trang chủ của thư viện phố ở quê nhà Ashiya của ông, nhưng
đó là lỗi ở thư viện[12].
[sửa] Bộ phim và Chuyển thể
Mới đây, đạo diễn Jun Ichikawa đã chuyển thể câu truyện ngắn Tony
Takitani của Murakami thành kịch bản cho bộ phim dài 75 phút[cần dẫn
nguồn]. Bộ phim đã được chiếu ở nhiều liên hoan phim và được phát hành
tại New York và Los Angeles vào ngày 29 tháng 7 năm 2005. Câu chuyện
này là một truyện trong tập truyện Cây liễu mù, người đàn bàn ngủ