Nhân vật này cho thi hành “những biện pháp khẩn cấp nhằm huỷ diệt hết
tất cả các “khoản” cùng những hồ sơ lưu trữ có liên quan đến công việc, lẫn
những nhân viên của cái tiểu ban có dính đến câu chuyện nêu trong “tờ
trình”.
Thế là ngay đêm hôm đó, nhân viên viết tờ trình bị thủ tiêu tại nhà. Và sáng
hôm sau thì toàn bộ người của tiểu ban bị giết một cách thảm khốc, trừ mỗi
một mình anh chàng Malcolm, vì sáng hôm đó đi vắng, nên thoát chết. Trở
về trụ sở và chứng kiến cảnh giết chóc tàn khốc nọ, Malcolm với biệt danh
Thần Ưng (Condor), đã dùng điện thoại báo động.
Báo động! Báo động khẩn cấp! Phong toả ngay căn cứ!... Và từ đó bắt đầu
cuộc săn lùng, cuộc đấu trí, chung quanh cái trục là Malcolm, “người hùng”
trong một tình thế bắt buộc, như anh thú nhận: “không có con đường nào
khác”. Cả hai phía; phía “chính thống” và phía “buôn lậu ma tuý” đều lùng
sục Malcolm, bởi vì anh là người nắm được đầu mối của cái tấn kịch khủng
khiếp. Malcolm, cái anh chàng “thư lại” ấy, bỗng chốc phải đối phó với
hàng trăm tình huống gay cấn – và tình huống cũng đã buộc anh phải hành
động mưu trí, sáng tạo để thoát chết và để khám phá ra bọn thủ phạm vụ án.
Vấn đề là trong khi hành động như thế, Malcolm cũng dần dần hiểu ra một
điều cơ bản là cả hai phía săn lùng anh cùng có chung một bản chất:
“Maronic là đứa giết người thuê. Malcolm bỗng nhớ lại giọng nói của
những nhân viên nhà nghề ở đầu đường dây “Báo động”, những người
cũng y hệt như Maronic vậy. “Không”, anh nghĩ bụng, - cuộc săn lùng từ
trước đến giờ chỉ nhằm vào mỗi một mình mình. Vấn đề đặt ra chỉ có thế
này họ chống lại mình, họ hại mình” (chương Thứ ba (đêm) – Thứ tư
(Rạng sáng)).
Thông qua toàn bộ câu chuyện, J. Grady cũng phơi bày được một bộ mặt
bản chất của xã hội Mỹ: đó là một xã hội với những tội ác kinh điển,
thường trực, một xã hội đầy dẫy bọn buôn lậu, bọn găng-xtơ thích máu, mà
đối với chúng việc giết người “chỉ là công việc làm ăn, không hơn không