- Có lẽ ông còn nói đến các câu khác nhưng đã bị các đệ tử lược bỏ đi. - Lý
Tiến nói.
- Rất có thể lắm. Các đệ tử đã lược bỏ bớt đi một ít, về sau người khác lại
tiếp tục bỏ bớt, cho đến khi cả dân tộc đều nói về sắc đẹp thì việc né tránh
dường như không còn nữa. - Tôn Kiện Quân nói.
- Sau đời Đường, ngay cả giới Phật giáo cũng đã phá lệ. - Lý Tiến nói.
- Đến đời Tống còn khủng khiếp hơn, dường như cách nhìn cũ đều không
còn nữa. - Tôn Kiện Quân nói.
- Thảo nào trong phong trào Ngũ Tứ, người ta đả đảo đạo Khổng. Sau đại
cách mạng văn hóa, Mao Trạch Đông phê phán Lâm Bưu, phê phán Khổng
Tử cũng có lý. - Lý Tiến nói.
- Mao Trạch Đông đã trích dẫn lời của Lỗ Tấn để chỉ ra những cái độc hại
trong văn hóa của Trung Quốc. - Triệu Ngư nói. - Tôi nghĩ rằng nếu hồi đó
Khổng phu tử không phản đối sắc đẹp và giới tính để cho nó thâm nhập vào
tư tưởng triết học thì có lẽ tình hình sẽ khác đi. Khổng Tử đã quá cường
điệu về sự cân bằng xã hội, đề cao quá mức vấn đề đạo đức, kìm hãm ham
muốn cá nhân, và nhiều quy ước hà khắc quá. Phương hướng tư duy của
ông là một dạng phản động, bất kể đó là sự phản động sâu sắc. Khổng Tử là
bậc hiền triết nhưng không phải là nhà triết học. Kể từ sau Lão Tử, Trung
Quốc chưa có một nhà triết học nào theo đúng nghĩa của nó. Giáo sư Trần
Gia ương ở Đại học Bắc Kinh đã khẳng định như vậy. Triết học là của
phương Tây, còn trước mắt, chúng ta mới chỉ là anh học trò nhỏ.
- Suy nghĩ của người Trung Quốc còn bị xã hội ràng buộc quá nhiều hơn
nữa hiểu biết không sâu, không đầy đủ. - Tôn Kiện Quân nói.
- Chẳng những không có khả năng nhìn xa trông rộng mà còn không nhìn
rõ cả tầm ngắn. Đó chính là hiện tượng bị che khuất bởi hai tầng. - Triệu
Ngư nói.
- Vấn đề thật nghiêm trọng. - Lý Tiến nói.
- Nam nữ thụ thụ bất thân, phá lệ một chút cũng không được, điều đó
chứng tỏ sức mạnh của sắc to lớn đến chừng nào. Khổng Tử rất ngại tiếp
xúc với đàn bà, kể cả vợ mình, đại khái không ai chịu nổi với những
nguyên tắc sống của ông. Ông rất định kiến với phụ nữ, từ định kiến sinh ra