danh, thật là ngốc nghếch.
Chị Tô cúi gằm mặt xuống, chị nói: - Lúc nộp tiền tôi đã lưỡng lự mãi. -
Chị đưa mắt nhìn Triệu Ngư. Tuy mới gặp nhưng họ rất có cảm tình với
nhau, sau đó cứ tuần tự nhi tiến, trong mười tháng gặp nhau ba lần kể cả hai
lần gặp ở vũ trường. Vào một buổi tối, Triệu Ngư gặp chị và Phạm Băng,
anh đã đánh xe đưa họ đi một vòng. Chị Tô không ngờ lại có buổi gặp riêng
ở quán trà. Người đàn ông này xem ra có vẻ hơi khác thường, trong anh
toát lên một cái gì đó vừa thân thiết vừa có sức hấp dẫn. Hai người ngồi
trong quán trà nói chuyện suốt mấy tiếng đồng hồ. Sau đó họ nói chuyện về
Kinh kịch, chị Tô rất xúc động, mắt sáng lên, chị đứng dậy hát một đoạn
trong Đả Ngư sát gia, giọng chị bay bổng như cánh chim. Triệu Ngư ngồi
hút thuốc thưởng thức giọng ca, chiêm ngưỡng áo quần, thân hình thậm chí
cả đôi giày của chị. Anh cũng bốc hứng đứng lên hát mấy câu trong bài Cát
Gia Tân: "Đêm trăng thanh gió mát, ngồi ngắm cảnh núi sông, xóm làng
chìm trong giấc ngủ...". Chị Tô vỗ tay khen hay.
Kể từ sau ngày gặp nhau ở quán trà, họ chưa gặp lại nhau lần nào. Sau tết,
chị Tô có gọi điện cho anh báo tin chị quyết định đến tháng Chín sẽ chuyển
trường cho con trai. Khẩu khí trao đổi giữa họ cứ như mới ngồi với nhau ở
quán trà vậy.
Ngắm nhìn màn đêm, Triệu Ngư thấy cảm khái: thứ tình cảm trong ký ức
sẽ không bao giờ phai mờ, không khí trong phòng trà vẫn đọng mãi trong
tâm khảm anh suốt từ mùa Thu đến mùa Xuân. Suốt mấy ngày nay trong
anh luôn phảng phất hình ảnh chị Tô. Giọng hát trầm bổng như cánh chim
bay, anh lẩm bẩm một mình trong phòng làm việc. Không biết mùa Xuân
chị sẽ ăn mặc ra sao? Anh rất thích chị mặc màu xanh, màu vàng, màu tím,
màu tro. Chị Tô nói chị đã từng biểu diễn trên sân khấu kịch nhưng không
mặc trang phục biểu diễn, vẫn mặc quần áo thường nhật, khán giả rất mến
mộ. Triệu Ngư định cuối tháng Ba sẽ mời chị đến một quán trà khác, rộng
rãi hơn, nhưng chị và chồng lại đi Thanh Đảo. Tháng Tư anh đi Cầu Khê
thì gặp Lâm Hạnh Hoa.
Triệu Ngư về đến nhà bố mẹ vợ, mọi người vẫn đang chơi mạt chược.
Thương Nữ chỉ tay vào đồng hồ bảo đã chín giờ năm mươi phút. Anh đã về