- Hàng ngày em đều ngủ đến tám, chín giờ sáng, dậy cũng chẳng có việc gì.
- Vương Đông vất vả quá.
- Anh ấy vất vả thật. Hiệu trưởng nhà trường đã gặp anh ấy, muốn bố trí
anh ấy làm chủ nhiệm hướng dẫn.
- Làm chủ nhiệm hướng dẫn càng vất vả hơn.
- Ý của hiệu trưởng là muốn giảm bớt giờ lên lớp cho anh ấy, nhưng anh ấy
không đồng ý.
- Anh ấy muốn kiếm thêm tiền. - Nói đến tiền, Ngọc Cầm im lặng. Chị thở
dài.
- Cái nhà này của chị rất phù hợp, đừng nói đến người thị trấn mà ngay cả
người thành phố cũng phải thèm muốn.
- Thực ra, em cũng vất vả lắm, vất vả theo cách khác. Có một số chuyện em
không tiện nói với anh. Anh cứ nhìn cô Trịnh thợ may thì biết.
- Chị Trịnh thợ may là người tương đối giàu có.
- Tiền tiêu xài một tháng của cô ấy bằng cả năm của em.
- Sao chị không thử buôn bán một cái gì đó?
- Làm ăn bây giờ cũng khó lắm, vả lại, em cũng không có vốn.
- Chị thử suy nghĩ xem, nên chăng nuôi gà vịt, hoặc trồng cây ăn quả.
- Em lớn lên ở thị trấn, học xong cấp ba thì lấy chồng về đây. Con gái nhà
quê bây giờ ít theo nghề nông lắm. - Ngọc Cầm nói.
Triệu Ngư ngồi hút thuốc nghĩ bụng: Con gái không làm nghề nông nhưng
đàn bà thì phải làm. Đàn bà nông thôn không làm ruộng thì làm cái gì? Có
điều Ngọc Cầm luôn cho mình là người thị trấn nên rất khó thay đổi. Hàng
ngày chị tiếp xúc với Trịnh thợ may, với cán bộ, với các ông chủ, chị đã
quen với hơi thở thời đại với thành phố lớn, với những cái xuất hiện trên ti
vi. Nhan sắc chị còn bao nhiêu nữa đâu, chị muốn hưởng thụ. Hôn nhân
chẳng qua chỉ là sự trao đổi. Có lẽ chị đã thấy rõ công thức này kể từ ngày
đi lấy chồng. Ngày nào cũng dậy muộn, đầu óc lúc nào cũng đầy ắp những
hóa mĩ phẩm, mặc cho ông chồng phải thức khuya dậy sớm dầu dãi nắng
mưa. Cô gái xinh đẹp chăm làm trong vở Con trâu trăm tuổi biến đi đâu
rồi?
Triệu Ngư cảm thấy rất khó nói chuyện, muốn hóa giải một vấn đề thời đại