đâu có phải là chuyện dễ. Đêm qua Vương Đông đã thổ lộ với anh về
những điều trăn trở. Anh ngậm đắng nuốt cay kiếm tiền nuôi con ăn học,
cho vợ chi dùng nhưng vẫn lực bất tòng tâm. Anh thấy hổ thẹn với Ngọc
Cầm. Chính quan niệm về lối sống như vậy của Ngọc Cầm đã ảnh hưởng
đến anh. Giá Ngọc Cầm thực tế hơn một chút thì còn đỡ, đằng này lại ngày
càng phát triển hơn lối sống đó. Chị so bì với Trịnh thợ may, Trịnh thợ may
so bì với người thành thị, người thành thị so bì với người Mỹ, vậy người
Mỹ so bì với ai? Họ so bì với khoảng không vũ trụ chăng?
Ngọc Cầm muốn lên thị trấn mua đồ ăn, Triệu Ngư nói:
- Ở nhà đã mổ gà rồi, không cần mua thêm gì nữa đâu.
- Em biết anh thích ăn món kho tàu, hôm qua em đã đặt trên thị trấn rồi. À
này, anh ăn măng xào hay đậu rán?
- Ăn đậu rán, chị chu đáo quá đấy, sau này chị lên chơi Thành Đô, tôi cũng
phải hỏi Vương Đông trước xem chị thích ăn gì mới được.
- Có đến tám, chín năm nay em chưa đi Thành Đô, rất muốn đi chỉ sợ làm
phiền anh thôi. - Ngọc Cầm mặt đỏ bừng nói.
- Phiền gì đâu, bất quá chỉ thêm hai đôi đũa.
Ngọc Cầm băng qua đường tắt lên thị trấn Cầu Khê, Triệu Ngư đứng dưới
gốc cây nhìn theo bước chân thoăn thoắt của chị trên con đường mòn giữa
cánh đồng xanh bạt ngàn. Một ông lão quần áo rách rưới dắt một con trâu
đi đến, Triệu Ngư phát hiện ra một điều kỳ lạ: mắt ông lão rất có hồn. Triệu
Ngư mời thuốc, ông lão cầm lấy ngay. Ông không xem nhãn hiệu gì mà
đưa thuốc lên mũi ngửi. Ông đi đôi giày bộ đội cũ, không bít tất. Quần xắn
đến đầu gối, bên cao bên thấp. Ông hỏi Triệu Ngư: Anh là khách của Ngọc
Cầm à? Triệu Ngư gật đầu. Ông lão ngẩng đầu lên à một tiếng rồi cao
giọng nói: Ngọc Cầm có phúc lắm đấy. Ông lão cười rồi nói như hát: Mộ tổ
an táng chu đáo con cháu hưởng phúc suốt đời. Ông đến gần Triệu Ngư
nhìn anh rồi gật đầu nói: Tôi nói để anh biết, anh đồng chí trẻ ạ, mộ tổ nhà
anh cũng kết lắm đấy. Còn như lão Vương tôi đây thì không được, cơm
chẳng đủ ăn, áo chẳng đủ mặc, mộ tổ ở trên núi chưa phát.
Ông lão họ Vương nói vài câu rồi dắt trâu đi, Triệu Ngư đứng ngẩn người
hồi lâu. Ông lão nghèo rớt mùng tơi lại gọi mình là đồng chí, đại khái mới