SAY SẮC - Trang 34

ăn cơm nhà nước được vài ngày. Tại sao ông lão biết rõ đến thế, ông lão
tinh đời thật.
Mặt trời rọi chiếu xuống cánh rừng, bầu trời trong xanh không một gợn
mây. Một mùa bội thu sắp đến gần, hoa màu tốt tươi vậy mà nông dân vẫn
nghèo. Ông lão kia... Triệu Ngư đóng cổng lại rồi đi vào rừng. Lên khỏi
một con dốc, anh thấy bóng hình Ngọc Cầm ở đằng xa, mặt trời hắt nắng
vào chiếc áo màu tím của chị. Anh đi xuống một đoạn đường bờ ruộng mới
cảm nhận hết được ánh nắng mặt trời. Buổi chiều ngồi xe đường trường về
Mi Sơn, ánh nắng gay gắt sẽ rọi chiếu xuống nóc xe. Liệu có trường hợp
nào làm vui lòng người được không. Làm gì có được? Triệu Ngư nghĩ.
Anh lẩn tránh ánh nắng, đi vào rừng trúc. Càng đi càng thấy sâu thăm thẳm,
bóng râm che khuất mặt trời, không khí mát rượi. Lác đác có vài ngôi mộ,
chữ viết trên bia đã mờ. Ở hai đầu rừng thưa thớt vài hộ dân, ở giữa là một
con đường, bước đi êm như ru.
Đường trong rừng. Triệu Ngư nghĩ. Đã có cuốn tiểu thuyết có tên là Đường
trong rừng
. Đường trong rừng thật nên thơ. Triệu Ngư đi từ đầu này sang
đầu kia, trầm ngâm suy nghĩ. Một triết gia người Mỹ đã từng nói: Ý thơ cần
phải trở thành tiêu chuẩn để làm thước đo cuộc sống của nhân loại. Triệu
Ngư nghĩ: Dường như tất cả bậc thầy nhân văn đều nhấn mạnh đến ý thơ,
tại sao lại như vậy? Cuộc sống của nhân loại đi chệch ra ngoài ý thơ là điều
dễ thấy. Sự điên cuồng của kỹ thuật đã đạt tới đỉnh điểm của vật hóa, lượng
hóa. Tự nhiên biến thành hàng tồn kho. Đương nhiên ý thơ là tốt, nhưng về
bản chất, ý thơ luôn cự tuyệt mọi thứ lượng hóa. Ý thơ từng tồn tại như một
thực tế khách quan cũng giống như không khí, mặt trời, còn bây giờ thì
huyền hoặc khó hiểu quá: Dường như nó đã mất đi nhịp điệu vốn có của
mình và có lẽ vĩnh viễn mất đi. Nhìn lại lịch sử loài người thì thấy: không
phải mọi thứ đều giữ được những cái tốt đẹp nhất của mình. Giá trị biến
thành giá cả: một biệt thự có giá đến bạc tỉ.
Triệu Ngư hút liền một mạch mấy điếu, ruột gan như có cái gì đang sôi lên,
phải chăng đó là ý thơ? Cần phải thực tế mới được. Cũng như ông lão chăn
trâu vừa rồi, áo không đủ che thân nhưng vẫn đầy ắp tiếng cười trong sáng,
ông lão gọi anh là đồng chí, nhưng không quên kể khổ về mình. Ông lão

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.