Quả nhiên lão Tào ngoài năm mươi tuổi có một khẩu súng thật và còn lắp
đầy đạn. Vợ lão từ nhà quê ra, lão đẩy vợ về ngay trong ngày. Bà con hàng
xóm lại trêu chọc lão, lão bảo: già rồi, hết đạn để bắn rồi. Hàng xóm bảo
chưa hết đâu, ông không thích nhả đạn đấy thôi. Người nói đùa lão là một
phụ nữ, mắt lão sáng lên, cứ như đạn đã lên nòng. Chị phụ nữ không chịu
nổi cái nhìn soi mói của lão, vội rút lui.
Ký ức vốn bị đóng kín của lão lại từ từ được mở ra, lão lại nhớ đến cảnh
Thương Nữ không mặc quần áo, cảnh làm tình ngoạn mục, lại như đang
được ăn một bữa tiệc lớn. Lão thầm nghĩ thưởng ngoạn cảnh đó dưới ánh
trăng có khác nào như Cổ Thụy đi vào kho báu trong Hồng lâu mộng. Một
lần nữa, lão lại tham dự vào những việc trăng gió, tuy không phải là người
trong cuộc nhưng không lạc hậu, không bị người cười chê. Dù có bám sau
đội ngũ cũng vẫn tốt, vì đội ngũ này là do những người thành thị tạo nên
một điều mà nông dân sẽ không bao giờ theo kịp. Hết năm này, qua năm
khác, lão dành dụm tiết kiệm, hầu bao cũng đã kha khá. Người đàn bà bị
lão nghe trộm năm nào chỉ nhìn đôi giày cũ rách dưới chân lão, mà không
nhìn vào chiếc mũ dạ mới trên đầu lão. Tình thế bây giờ khác rồi, người
đàn bà kia không dám nhìn lão, thậm chí không dám ra khỏi cổng... lão đã
thắng lợi trở về Dung Thành đem theo nhiều trái dưa ngon để tặng Thương
Nữ. Triệu Cao con trai của Thương Nữ đã lớn, lão dạy nó trèo cây, mua
kẹo, Thương Nữ thấy vậy trong lòng rất vui, riêng Triệu Ngư thì không nói
gì. Triệu Cao chạy vào phòng, Thương Nữ cũng vào theo, lão Tào vội vàng
lấy ghế mời chị ngồi. Đôi khi Thương Nữ cũng ngồi, là chiếc ghế, ngồi vào
cũng có sao đâu. Hơn nữa, ngồi ghế cũng rất dễ chịu vì lão đã cố ý làm
chiếc ghế hợp với khổ người của chị. Tuy chỉ là chiếc ghế mây đơn giản,
nhưng trong con mắt lão lại không đơn giản chút nào. Từng sợi mây đều
mang dấu ấn lịch sử của nó, đều có hơi người của Thương Nữ, nó luôn vấn
vương trong tâm hồn lão. Nó sẽ mãi mãi đọng lại trong tâm khảm lão như
một bức tranh sống động.
Vào lúc giao thời giữa mùa Xuân và mùa Hạ năm đó, lão lại giở cái trò cũ
hai ba năm về trước: vỗ vào lưng hoặc vào tay Thương Nữ. Dù Thương Nữ
mặc trang phục mùa Xuân hay mùa Hè lão cũng cố tìm cách sờ cho được