SINH HỌC CƠ THỂ - Trang 130

Đối với đa số động vật, biểu mô vận chuyển tạo thành hệ thống ống phức tạp

với diện tích rất lớn. dụ, tuyến muối của các loài chim biển có chức năng
loại thải NaCl dư thừa ra khỗi máu. Chim hải âu thường sống hàng tháng, hàng
năm trên biển, thu nhận thức ăn và nước uống từ đại dương, chúng có thể uống
nước biển vì chúng có tuyến muối ở mũi tiết ra chất dịch mặn hơn nước biển.
Do đó, mặc dù chim uống nước biển sẽ thu nhận nhiều muối nhưng chim thu
được số nước cần thiết. Trái lại, nếu chúng ta uống phải nước biển thì để loại
bỏ được lượng muối dư thừa ra khỏi cơ thể, chúng ta phải uống lượng nước
ngọt nhiều hơn so với lượng nước biển uống vào.

Cấu trúc phân tử của màng sinh chất chọn lọc các chất và hướng vận chuyển

các chất hòa tan qua biểu mô vận chuyển. Ngược với tuyến bài tiết muối, biểu
mô vận chuyển ở mang của cá nước ngọt sử dụng cơ chế vận chuyển chủ động
để thu nhận muối từ môi trường nước vào máu. Biểu mô vận chuyển trong cơ
quan bài tiết thường có hai chức năng: duy trì cân bằng nước và thải loại chất
dư thừa của quá trình trao đổi chất.

2.4.3. Thải loại các chất dư thừa chứa nitơ

Đối với động vật, các chất dư thừa gây ảnh hưởng lên cân bằng nội môi.

Quan trọng nhất là các sản phẩm chứa nitơ, là các sản phẩm do sự phân giải
protein và axit nucleic. Khi cơ thể phân giải các đại phân tử này để lấy năng
lượng hoặc chuyển hóa thành cacbohydrat và mỡ sẽ tạo nên amonia (NH3) là
một chất rất độc đối với cơ thể. Một số động vật bài tiết amonia trực tiếp,
nhưng đa số loài thường chuyển hóa amonia thành những hợp chất khác ít độc
hại hơn.

Động vật thường bài tiết chất dư thừa chứa nitơ ở ba dạng sau: amonia, ure

và axit uric (hình 2.17).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.