với phía ngoài tế bào. Tế bào thực vật sử dụng năng lượng tích lũy trong
gradien H+ là điện thế màng để thực hiện sự vận chuyển của nhiều chất hòa
tan khác nhau. Ví dụ: Điện thế màng do bơm proton tạo nên có tác dụng vận
chuyển ion K+ bởi các tế bào rễ. Trong trường hợp đồng vận chuyển, sự vận
chuyển H+ sẽ kèm theo sự vận chuyển của một ion khác (ví dụ như NO3-).
Hiệu quả của sự đồng vận chuyển giúp cho sự vận chuyển của chất đường
trong tế bào thực vật.
c) Các hiệu ứng khác nhau của thế nước
Để tồn tại, thực vật cần tạo sự cân bằng trong hấp thụ nước và thoát nước.
Sự hấp thụ nước, hoặc thoát nước được thực hiện bởi hiện tượng thẩm thấu,
hay là sự vận chuyển thụ động của nước qua màng sinh chất. Làm thế nào
và bằng cách nào mà chúng ta có thể dự đoán được dòng nước vào hay ra tế
bào khi để chúng trong một dung dịch nào đấy. Đối với tế bào động vật, nếu
màng sinh chất thẩm thấu đối với các chất hòa tan thì chúng ta có thể biết
được dung dịch ngoại bào là ưu trương hay nhược trương so với tế bào.
Nước sẽ vận chuyển từ dung dịch nhược trương vào tế bào và đi ra khỏi tế
bào đến dung dịch ưu trương. Nhưng đối với tế bào thực vật có chứa thành
xenluloz thì tình thế xảy ra hơi khác. Ngoài lực thẩm thấu, tế bào còn chịu
tác dụng của áp suất vật lý gọi là thế nước. Thế nước xác định chiều hướng
dòng nước: Nước sẽ vận chuyển từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước
thấp nếu không có ngăn cách vật lý. Nếu để tế bào thực vật trong dung dịch
nhược trương, nước sẽ đi vào tế bào làm tế bào trương lên. Nhờ có sức
trương mà tế bào thực vật luôn ở trạng thái trương nước và vững chắc. Các
tế bào ở cây khỏe mạnh luôn ở trạng thái trương nước. Sức trương nước tạo
điều kiện nâng đỡ các bộ phận không hóa gỗ của cây. Ví dụ, khi cây bị héo,
cây sẽ mất sức trương. Lá và cành cây bị héo là do các tế bào trở nên mất
nước và bị mềm nhũn.
d) Protein aquaporin và sự vận chuyển nước
Thế nước là lực làm vận chuyển nước qua màng tế bào thực vật nhưng
các phân tử nước đi qua màng như thế nào? Phân tử nước rất nhỏ nên có thể