suất là cơ chế vận chuyển theo khoảng cách dài của dịch phloem, nhưng sai
khác áp suất kể trên lại tùy thuộc vào sự vận chuyển tích cực của đường ở
mức độ tế bào. Bốn chức năng vận chuyển cần được xem xét là: sự hấp thụ
nước và muối khoáng của rễ, sự vận chuyển lên của dịch xylem, sự kiểm
soát quá trình thoát nước và sự vận chuyển của các chất dinh dưỡng hữu cơ
trong phloem.
1.1.2. Rễ hấp thụ nước và muối khoáng từ đất
Nước và muối khoáng từ đất hấp thụ vào cây thông qua lớp biểu bì của
rễ, xuyên qua lớp vỏ của rễ và vào trong trụ mạch dẫn, từ đây theo dòng
chảy trong mạch xylem lên thân, cành và lá.
a) Vai trò của lông rễ, nấm rễ và tế bào vỏ
Sự hấp thụ nước và chất khoáng chủ yếu xảy ra ngay ở đầu rễ, nơi có biểu
bì rễ. Các tế bào biểu bì có cấu tạo kéo dài là lông rễ, do đó làm cho bề mặt
hấp thụ của rễ tăng cao. Các hạt đất thường được bao bởi lớp nước trong đó
có hòa tan các chất khoáng. Các hạt đất bám chặt vào lông rễ.
- Dòng dung dịch từ đất thấm qua thành ưa nước của lông rễ bằng con
đường gian bào và được vận chuyển vào trong lớp vỏ rễ.
- Nước và chất khoáng đi qua màng sinh chất của lông rễ bằng con đường
tế bào chất để vào lớp vỏ rễ.
- Nước và chất khoáng khi vận chuyển theo con đường gian bào có thể
xâm nhập vào tế bào chất của tế bào biểu bì và vỏ rễ bằng con đường tế bào
chất.
- Trong thành tế bào nằm ngang của từng tế bào nội bì trong lớp vỏ rễ có
chứa dải Caspari, đây là một dải chất bần (suberin) có tác dụng ngăn dòng
nước và chất khoáng hòa tan. Do đó, chỉ có các chất khoáng đi theo con
đường tế bào chất, hoặc đi vào bằng con đường xuyên bào từ các tế bào nội
bì mới có thể đi vào trụ mạch dẫn để được vận chuyển lên thân.
- Tế bào nội bì cũng như các tế bào mềm (parenchyma) trong trụ mạch
vận chuyển nước và chất khoáng theo con đường gian bào. Các mạch xylem