Hình 8.1. Kiểu nhân (Caryotip) của người
Cặp nhiễm sắc thể giới tính là cơ sở di truyền để xác định giới tính và xác
định tính di truyền liên kết giới tính ở đa số cơ thể sinh sản hữu tính. Chúng
ta cần lưu ý rằng, cặp nhiễm sắc thể giới tính có mặt trong tất cả các tế bào
của cơ thể, tế bào soma cũng như tế bào sinh dục. Thế thì cặp nhiễm sắc thể
giới tính có vai trò gì trong việc xác định giới tính, tức là sự phân hóa đực
cái và các tính trạng giới tính có liên quan đến nhiễm sắc thể thường không?
Đây là vấn đề vô cùng phức tạp. Sinh học hiện đại đã làm sáng tỏ được một
số cơ số gen và NST của hiện tượng phân hóa giới tính.
- Cơ sở gen và nhiễm sắc thể xác định giới tính:
Đa số cơ thể đa bào sinh sản bằng phương thức hữu tính và được phân
hóa giới tính đực và giới tính cái. Giới tính được biểu hiện ở các tính trạng
sinh dục nguyên phát (có tuyến sinh dục tinh hoàn, buồng trứng) và tính
trạng sinh dục thứ phát (các phần phụ sinh dục và tính trạng khác của cơ thể
phân biệt đực cái). Những tính trạng này được quy định bởi nhân tố di
truyền và nhân tố môi trường trong cơ thể và môi trường ngoài.
Đối với đa số cơ thể, giới tính được xác định bởi nhiễm sắc thể giới tính
(sex - chromosome). Từ đầu thế kỷ XX, các nhà di truyền học đã phát hiện
ra các NST giới tính ở ruồi quả: Con đực có cặp NST XY, còn con cái có
cặp NST XX. Vế sau nghiên cứu bộ NST của người, các nhà di truyền đã