SINH HỌC CƠ THỂ - Trang 298

không sinh sản. Chúng là đội quân lao động kiếm thức ăn, xây tổ, nuôi
dưỡng ong chúa và ong đực, làm vệ sinh, bảo vệ tổ và bảo vệ toàn đàn ong
tồn tại. Con đực được phát triển từ trứng đơn bội không thụ tinh, có bộ
nhiễm sắc thể n, còn ong thợ và ong chúa là ong cái được phát triển từ các
trứng thụ tinh, có bộ nhiễm sắc thể 2n. Ong thợ tuy là ong cái nhưng bất
thụ, không sinh sản. Nhiệm vụ đẻ trứng là của ong chúa. Sự điều chỉnh tỷ lệ
giới trong quần thể là do ong chúa.

Đến mùa sinh sản, trong một ngày nắng đẹp, ong chúa rời tổ bay cao kéo

theo một đàn ong đực. Ong đực giao hợp với ong chúa cuồng loạn đến mức
trao gửi cả cơ quan sinh dục cho ong chúa. Tinh trùng được trút vào trong
một túi chứa tinh của ong chúa. Những chàng rể sau cuộc truy hoan bị mất
cơ quan sinh dục đều lăn ra chết ráo. Tinh trùng được tích trữ lâu đến vài
năm trong túi chứa tinh của ong chúa. Ong chúa trở về tổ mang theo trong
mình cả cơ quan sinh dục của ong đực. Các nàng ong thợ vội vã rút bỏ của
quý của ong đực khỏi cơ thể ong chúa. Ong chúa từ đó đẻ trứng. Khi ong
chúa đẻ trứng, nếu trứng được thụ tinh bởi tinh trùng từ túi chứa tinh sẽ phát
triển thành ong cái 2n còn khi ong chúa đẻ trứng không được thụ tinh thì
trứng đơn bội sẽ phát triển thành ong đực n (trường hợp trứng phát triển
không cần thụ tinh được gọi là trinh sản - parthenogenesis). Ong chúa điều
khiển sự sinh sản rất nhiều ong cái thợ bất thụ và sinh sản ít ong đực tuy có
bộ nhiễm sắc thể đơn bội nhưng hữu thụ, nghĩa là có khả năng giao hợp
cung cấp tinh trùng cho ong chúa. Qua giảm phân các noãn bào của ong
chúa phân chia tạo nên trứng đơn bội. Đối với ong đực, tinh bào không
giảm phân mà thông qua nguyên phân để tạo nên tinh trùng đơn bội.

Ong chúa được phát triển từ ấu trùng cái được nuôi dưỡng bằng thức ăn

đặc biệt (sữa ong chúa) nên có kích thước lớn hơn và có khả năng sinh sản.
Mỗi quần thể (tổ ong) thường chỉ có một ong chúa và chỉ khi san đàn thì
ong chúa mới được tạo ra từ ấu trùng cái do sự nuôi dưỡng đặc biệt của ong
thợ. Tìm hiểu tổ chức và sinh sản của ong mật không chỉ có tầm quan trọng
đối với Sinh học mà còn có tầm quan trọng đối với nghề chăn nuôi ong vì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.