nhận vào trong tế bào và cơ thể phát triển theo hướng cái hóa. Đối với con
cái XX, thì gen DAX1 phôi hợp với gen WNT4 (định vị trong nhiễm sắc thể
thường) xác định sự phát triển của buồng trứng. Ở con đực, gen WTN4 bị
ức chế, do đó gen DAX1 phối hợp với gen SRY xác định sự phát triển tinh
hoàn.
Đối với ruồi quả, tuy có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX (con cái) và
XY (con đực), nhưng cơ chế xác định giới tính khác với động vật có vú, vì
trong nhiễm sắc thể Y của chúng không có gen xác định giới tính SRY. Sự
xác định giới tính ở ruồi quả diễn ra theo cơ chế: tỷ lệ giữa nhiễm sắc thể X
với nhiễm sắc thể thường. Ruồi quả có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8 trong đó có
cặp giới tính XX (con cái) và XY (con đực) và 3 cặp thể nhiễm sắc thường
được ký hiệu là AA. Tỷ lệ X/A sẽ quy định giới tính của ruồi (bảng 8).
Bảng 8. Kiểu xác định giới tính ở ruồi quả
Qua bảng trên ta thấy rõ là đối với ruồi, kể cả con đực, nhiễm sắc thể Y
không gây ảnh hưởng lên kiểu hình giới tính. Tuy nhiên Y gây ảnh hưởng
lên tính hữu thụ của con đực. Ngày nay người ta đã phát hiện gen Sxl được