trứng. Tuy nhiên, các thực nghiệm chứng minh giả thuyết này còn chưa
hoàn toàn thuyết phục.
b) Giả thuyết ngẫu nhiên
Theo giả thuyết này, tinh trùng chuyển động ngẫu nhiên và sự kết hợp với
trứng là một sự kiện có xác suất thấp ở các động vật thụ tinh ngoài và có
xác suất cao hơn ở nhóm thụ tinh trong. Như vậy, việc có nhiều tinh trùng
trong một lần thụ tinh là có ý nghĩa bảo đảm tăng xác suất thụ tinh.
Môi trường bên ngoài cũng như môi trường bên trong ống sinh dục con
cái thường bất lợi cho tinh trùng. Do đó, để đảm bảo cho hiệu quả của sự
sinh sản, số lượng tình trùng tham gia thụ tinh thường rất cao, nhất là với
các loài động vật thụ tinh ngoài.
Ví dụ: Ở ngưởi, trong quá trình thụ tinh có hàng triệu tinh trùng bị chết
trên đường đi tới trứng. Số lượng tinh trùng của một lần phóng tinh vượt
quá nhiều so với số lượng trứng. Trung bình khoảng 350 triệu tinh trùng/lần
(có tài liệu cho là có khoảng 400 triệu/lần hoặc hơn). Nếu nồng độ nhỏ hơn
20 triệu/cm3, hoặc nhỏ hơn 150 triệu/lần thì khả năng thụ tinh sẽ không
đảm bảo.
8.4.2. Sự tiếp xúc của tinh trùng với trứng
Sự kết hợp của tinh trùng với trứng không chỉ là để tạo nên hợp tử 2n mà
là thời điểm bắt đầu của phát triển phôi. Sự xâm nhập của tinh trùng vào
trứng kích thích trứng phát triển, hay nói cách khác tinh trùng có tác động
hoạt hóa trứng.
a) Giả thuyết về sự đính tinh trùng vào trứng
Theo nhiều tài liệu, trứng của một số loài động vật (da gai, giun đốt,
nhuyễn thể, v.v...) có một cơ chế đảm bảo cho sự đính tinh trùng vào bề mặt
trứng. Bản chất hóa học là do màng keo của trứng có chứa một chất
glicoprotein ở trạng thái gel với phân tử lượng khoảng 300.000Da. Chất này
có khả năng kết hợp các tinh trùng của cùng loài đó, làm cho chúng dính lại
với nhau hay ngưng kết lại (agglutination). Do đó, ở gần trứng hoặc trong